Chế Lan Viên
Top 1 trong Top 5 nhà văn xuất sắc nhất Việt Nam thế kỷ XX
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi với bút danh là Chế Lan Viên. Tập thơ đầu tay của ông là Điêu tàn, cũng chính là tập thơ đã đưa tên tuổi của Chế Lan Viên nổi tiếng trên thi đàn của Việt Nam. Cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn, cái tên "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định đã theo Chế Lan Viên đi khắp cuộc đời thơ ca của mình và lưu danh lại cho thế hệ con cháu sau này.
Phong cách thơ của Chế Lan Viên rất độc đáo và rõ nét. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lý. Chất suy tưởng - triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa. Ông khai thác triệt để các tương quan đối lập. Nổi bật nhất, Chế Lan Viên biết cách sáng tạo ra những hình ảnh độc đáo, phong phú, mang nhiều ý nghĩa biểu tượng.
Chế Lan Viên nổi tiếng nhất với các tập thơ Điêu tàn (1937), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường - chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972),...
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi với bút danh là Chế Lan Viên. Tập thơ đầu tay của ông là Điêu tàn, cũng chính là tập thơ đã đưa tên tuổi của Chế Lan Viên nổi tiếng trên thi đàn của Việt Nam. Cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn, cái tên "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định đã theo Chế Lan Viên đi khắp cuộc đời thơ ca của mình và lưu danh lại cho thế hệ con cháu sau này.
Phong cách thơ của Chế Lan Viên rất độc đáo và rõ nét. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lý. Chất suy tưởng - triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa. Ông khai thác triệt để các tương quan đối lập. Nổi bật nhất, Chế Lan Viên biết cách sáng tạo ra những hình ảnh độc đáo, phong phú, mang nhiều ý nghĩa biểu tượng.
Chế Lan Viên nổi tiếng nhất với các tập thơ Điêu tàn (1937), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường - chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972),...