Làng nón Tây Hồ (Huế)
Từ lâu, hình ảnh người con gái Việt Nam gắn liền với tà áo dài cũng chiếc nón bài thơ hẳn rất quen thuộc. Ngoài ra, nón lá còn gắn liền với người dân lao động, là vật dụng để che mưa, che nắng, để quạt mát vơi bớt đi cái nắng của mùa hè. Nghề làm nón đã có từ rất lâu đời, và ngày nay cũng có nhiều nơi làm nón. Một trong số những làng nghề hình thành từ xa xưa, nơi sinh ra chiếc nón bài thơ đó là làng Tây Hồ.
Làng nón Tây Hồ tọa lạc bên bờ sông Như Ý, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, cách thành phố Huế chừng 12 km. Người dân nơi đây, không chỉ có phụ nữ khéo tay mới biết chằm nón mà ngay cả những người đàn ông cũng có thể làm nên những sản phẩm tuyệt vời. Đến với nơi đây, bạn mới thấy được sự công phu, tỉ mỉ, tình yêu với nghề thông qua cách làm nón. Người làm phải thực hiện khoảng 15 công đoạn từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ... để có một chiếc nón bài thơ vừa nhẹ vừa đẹp. Thậm chí, để có những chiếc nón mang thương hiệu Việt Nam, để làm quà cho các du khách, mỗi chiếc nón đều được thêu, được ép những hình ảnh, những câu thơ nói về con người và non song Việt Nam mộc mạc trữ tình.