Chính sách đối ngoại đặt nước Mỹ lên hàng đầu
Về đối ngoại, ông Trump từng phản đối ý tưởng thành lập vùng cấm bay trên bầu trời Syria của bà Clinton và cho rằng ý tưởng đó sẽ khơi mào cho Chiến tranh Thế giới lần thứ 3 với Nga - những người ủng hộ chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad. Ông Trump cho rằng điều Mỹ cần làm là tập trung tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thay vì thuyết phục Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức.
Cũng về vấn đề Trung Đông, ông Trump cho rằng chính sự nhân nhượng của chính phủ Obama đã khiến cho Iran trở thành thế lực gây bất ổn ở Trung Đông. Theo ông Trump, Iran và nhóm P5+1 đã đi đến thỏa thuận hạt nhân khiến Tehran không còn phải chịu những lệnh trừng phạt ở phương Tây, khiến Tehran trở thành đối tác quan trọng của Moscow và Bắc Kinh ở Trung Đông, đang cùng nhau bắt tay để tạo ảnh hưởng ở khu vực này.
Đối với các đồng minh của mình, quan điểm "Make America great again" cũng khiến các đồng minh của Mỹ quan ngại. Ông Donald Trump bày tỏ quan điểm ngoại giao thực dụng đặt nước Mỹ lên hàng đầu. Đó là những quan điểm ngoại giao theo chủ nghĩa biệt lập, được các nhà ngoại giao Mỹ theo đuổi vào những năm 1930 nhằm giữ nước Mỹ đứng ngoài Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Cựu thứ trưởng ngoại giao Hàn Quốc Kim Sung-han cho rằng ông Trump sẽ là "ứng viên tổng thống Mỹ đầu tiên theo chủ nghĩa biệt lập, trong khi tất cả các tổng thống Mỹ thời kỳ hậu chiến đều là những người theo chủ nghĩa quốc tế hóa ở một mức độ nào đó"
Cũng về vấn đề Trung Đông, ông Trump cho rằng chính sự nhân nhượng của chính phủ Obama đã khiến cho Iran trở thành thế lực gây bất ổn ở Trung Đông. Theo ông Trump, Iran và nhóm P5+1 đã đi đến thỏa thuận hạt nhân khiến Tehran không còn phải chịu những lệnh trừng phạt ở phương Tây, khiến Tehran trở thành đối tác quan trọng của Moscow và Bắc Kinh ở Trung Đông, đang cùng nhau bắt tay để tạo ảnh hưởng ở khu vực này.
Đối với các đồng minh của mình, quan điểm "Make America great again" cũng khiến các đồng minh của Mỹ quan ngại. Ông Donald Trump bày tỏ quan điểm ngoại giao thực dụng đặt nước Mỹ lên hàng đầu. Đó là những quan điểm ngoại giao theo chủ nghĩa biệt lập, được các nhà ngoại giao Mỹ theo đuổi vào những năm 1930 nhằm giữ nước Mỹ đứng ngoài Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Cựu thứ trưởng ngoại giao Hàn Quốc Kim Sung-han cho rằng ông Trump sẽ là "ứng viên tổng thống Mỹ đầu tiên theo chủ nghĩa biệt lập, trong khi tất cả các tổng thống Mỹ thời kỳ hậu chiến đều là những người theo chủ nghĩa quốc tế hóa ở một mức độ nào đó"