Chủ nghĩa duy vật, các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật.
Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ý thức của con người, giải thích mọi hiện tượng của thế giới bằng nguyên nhân vật chất. Chủ nghĩa duy vật gồm 3 hình thức cơ bản:
- Chủ nghĩa duy vật chất phác: là kết quả nhận thức của các triết gia duy vật thời Cổ đại thừa nhận tính thứ nhất của vật chất nhưng những kết luận còn mang nặng tính trực quan, ngây thơ, chất phát.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình: thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII. Chủ nghĩa duy vật chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, cơ giới, nhìn thế giới như một bộ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó ở trạng thái biệt lập và tĩnh lại.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng: do Karl Marx và Friedrich Engels xây dựng vào những năm 40 của thế kỉ XIX, sau đó được Vladimir Ilyich Lenin phát triển. Kế thừa tinh hoa từ các học thuyết triết học trước đó và sử dụng triệt để thành tựu khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng là đỉnh cao trong phát triển chủ nghĩa duy vật, đã phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại, là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là công cụ nhận thức và cải tạo thế giới. Đây là hình thức cao nhất/ hoàn hảo nhất.