Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua
Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua là một trong những mẹo dân gian được áp dụng phổ biến. Nhiều ý kiến cho rằng, dùng phèn chua đúng cách có thể giảm đau nhức, sưng viêm trong tai giữa, cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Theo y học cổ truyền, phèn chua không độc, tính hàn, vị chua, có tác dụng giảm độc, sát trùng, giảm ngứa nên thường được dùng để trị một số bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, làm lành vết loét như viêm tai giữa.
Ngoài ra, phèn chua còn được ứng dụng trong việc điều trị một số bệnh lý khác như: trị áp xe mắt, dùng làm nước súc miệng, giảm chuột rút cơ bắp, trị nứt gót chân, cầm máu (do vết cắt nông), trị bệnh nấm nông ở chân, tẩy lông, khử mùi cơ thể, ngăn ngừa lão hóa trước tuổi, trị mụn nhọt, trị chấy, tiêu chảy, kiết lỵ…
Hướng dẫn cách dùng phèn chua – ngũ bội tử trị viêm tai giữa:
Nguyên liệu:
- 1/2 lạng ngũ bội tử
- 1/2 lạng phèn chua
Cách thực hiện:
- Nung 2 nguyên liệu trên bếp cho đến khi phèn chua chảy ra, hoàn quyện với ngũ bội tử.
- Đem phần màu trắng nghiền nhỏ như cám rồi đặt trong một chiếc lọ, sản phẩm thu được gọi là thuốc.
Cách sử dụng:
- Vệ sinh tai bằng oxy già thật sạch.
- Cuộn tờ giấy thành hình chiếc tẩu.
- Cho thuốc vào đầu của tẩu (lượng thuốc bằng hạt đậu xanh, thổi vào tai tai bị viêm.
- Thực hiện đều đặn và liên tục trong vòng 3 ngày, mỗi ngày 2 lần (vào sáng và tối).
Lưu ý:
- Bài thuốc chỉ áp dụng cho trường hợp viêm tai giữa chảy mủ khi mủ chưa chảy ra ngoài (hay nói cách khác, người chưa bị thủng màng nhĩ không nên áp dụng bài thuốc này).
- Sau 3 ngày áp dụng, nếu nhận thấy bệnh không thuyên giảm hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn, cần ngưng áp dụng và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tìm hướng giải quyết.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.
- Ngưng dùng tất cả kháng sinh khi áp dụng bài thuốc trên trong vòng 24 giờ. Việc dùng đồng thời cách trên với kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả điều trị. Đối với một số thuốc giảm sốt, long đờm, bạn có thể dùng đồng thời mà không lo ảnh hưởng.