Cóc Mía
Cóc mía được coi là một trong những loài cóc lớn nhất thế giới với cân nặng lên tới 2,65 kg và chiều dài khoảng 38cm, chúng còn được gọi với tên khác như cóc biển (thuộc chi bufo). Đúng như tên gọi Cóc Mía, chúng ăn những con côn trùng cánh cứng gây hại cho cây mía. Khác với sư tử hay tinh tinh, kích thước của cóc mía cái lớn hơn cóc mía đực, đặc biệt chúng rất mắn đẻ, mỗi lần đẻ một chùm gồm hàng ngàn trứng. Nhưng cũng chính vì vậy mà sự cạnh tranh trong thế giới cóc mía cũng dữ dội hơn.
Cóc mía là một loài xâm lấn khá nổi tiếng và có thể nói chúng là loài "hung hãn" nhất trong số đó. Loài cóc này nguồn gốc từ Nam Mỹ và đã được đưa vào nhiều hệ sinh thái khác với hy vọng chúng sẽ tiêu diệt được các loài gây hại nông nghiệp và bảo vệ mùa màng. Thể nhưng không những không làm được điều mà người ta vẫn kỳ vọng, chúng lại trở thành một loài gây hại, đáng chú ý nhất là ở Úc - chúng không bị các động vật bản địa ăn thịt và các loài ký sinh trùng của Úc cũng chẳng thể làm gì được chúng, trong khi đó tuyến độc của cóc mía lại trở thành mối nguy hiểm đối với hầu hết các loài động vật cố gắng ăn thịt nó.
Những con cóc mía thường ăn thịt trứng đồng loại ngay sau khi đánh hơi thấy mùi của một loại chất độc bảo vệ trứng có tên Bufadienolides. Chính chất dinh dưỡng từ những quả trứng non đã cung cấp cho chúng nguồn dinh dưỡng vô tận để phát triển và không những thế còn giảm thiểu rủi ro cạnh tranh trong tương lai. Hay đứng trước tình trạng khan hiếm thức ăn, những con cóc mía đã phải ăn thịt chính đồng loại của mình, và điều này cũng tạo ra một áp lực tiến hóa để phát triển đối với chúng.