Con đường Hạnh phúc - con đường của máu và hoa
Kỳ quan thứ bảy là con đường hạnh phúc - con đường của máu và hoa. Con đường dài khoảng 200 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959 – 1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng. Mã Pì Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong “tứ đại đỉnh đèo” tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin
Nhiều người đã không khỏi xúc động khi kể lại những ngày tháng tham gia mở đường Hạnh Phúc, nó giống như một chiến tích lịch sử mà họ đã bỏ công sức ra giúp người dân. Chính sự hi sinh góp sức của họ mà giờ đây vùng cao nguyên đá đã ngày càng phát triển hơn. Nhờ con đường hạnh phúc mà người dân đi lại dễ dàng để giao thương với nhau, với các vùng khác; khách du lịch đến đây khám phá ngày càng nhiều hơn và đặc biệt xe của các doanh nghiệp, nhà đầu tư lên vùng đất này ngày một nhiều để thăm dò, đầu tư khai thác phát triển những tiềm năng mà Hà Giang có để thúc đẩy kinh tế của vùng.
Nhiều người đã không khỏi xúc động khi kể lại những ngày tháng tham gia mở đường Hạnh Phúc, nó giống như một chiến tích lịch sử mà họ đã bỏ công sức ra giúp người dân. Chính sự hi sinh góp sức của họ mà giờ đây vùng cao nguyên đá đã ngày càng phát triển hơn. Nhờ con đường hạnh phúc mà người dân đi lại dễ dàng để giao thương với nhau, với các vùng khác; khách du lịch đến đây khám phá ngày càng nhiều hơn và đặc biệt xe của các doanh nghiệp, nhà đầu tư lên vùng đất này ngày một nhiều để thăm dò, đầu tư khai thác phát triển những tiềm năng mà Hà Giang có để thúc đẩy kinh tế của vùng.