Đặc điểm trọng tình nghĩa ghi dấu trong văn hoá giao tiếp của người Việt
Trong cuộc sống, người Việt Nam có cả cái lý cũng có cả cái tình nhưng vẫn thiên về tình hơn bởi ông cha ta thường có câu:
"Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình."
Người Việt Nam luôn coi trọng tình cảm hơn mọi thứ trên đời. Ai nhớ mình, giúp mình đều phải nhớ lấy ơn, ai bảo ban một chút cũng phải tôn làm thầy – khái niệm “thầy” được mở ra rất rộng: thầy đồ, thầy võ, thầy thuốc, thầy bói, thầy cúng, thầy địa lý, thầy phù thủy…
Đặc điểm trọng tình nghĩa đã dẫn tới chỗ lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử của người Việt Nam:
"Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng"
"Yêu nhau chín bỏ làm mười"
"Yêu nhau mọi việc chẳng nề
Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng"
"Yêu nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười…"
"Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình."
Người Việt Nam luôn coi trọng tình cảm hơn mọi thứ trên đời. Ai nhớ mình, giúp mình đều phải nhớ lấy ơn, ai bảo ban một chút cũng phải tôn làm thầy – khái niệm “thầy” được mở ra rất rộng: thầy đồ, thầy võ, thầy thuốc, thầy bói, thầy cúng, thầy địa lý, thầy phù thủy…
Đặc điểm trọng tình nghĩa đã dẫn tới chỗ lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử của người Việt Nam:
"Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng"
"Yêu nhau chín bỏ làm mười"
"Yêu nhau mọi việc chẳng nề
Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng"
"Yêu nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười…"