Dàn ý bài văn: Thuyết minh về cây lúa (bài số 5)
1. Mở bài:
- Có nhiều cây lương thực khác nhau được trồng như lúa, ngô, khoai, sắn…
- Lúa là cây lương thực quan trọng không chỉ của Việt Nam và nhiều quốc gia ở châu Á.
- Cây lúa thân thiết và gần gũi với người dân.
2. Thân bài:
a. Giới thiệu cây lúa nước Việt Nam
- Cây lúa là cây hoang dại được con người thuần hóa từ rất lâu.
- Từ thời Hùng Vương cây lúa xuất hiện. Gắn bó với Lang Liêu sử dụng gạo nếp để làm bánh chưng, bánh giầy dâng lên vua cha.
b) Đặc điểm
- Lúa là loại thực vật thuộc loài cỏ đã thuần dưỡng. Thân mềm với các phiến lá dài, mỏng.
- Lúa có rễ mọc thành chùm.
- Hoa lúa (bông lúa) ra theo cụm. Hoa rụng mới kết, hạt còn non có màu xanh non. Khi chín, hạt có màu vàng vàng.
- Lúa thường trồng ở nơi có nước. Nhiều nhất là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
c) Quá trình phát triển
- Ruộng cần làm sạch cỏ, đất tơi xốp.
- Hạt lúa (thóc) sẽ được ngâm cho đến khi nảy mầm.
- Hạt khi nảy mầm đi gieo. Sau thời gian sẽ phát triển thành mạ.
- Khi mạ phát triển thời gian được chăm sóc sẽ phát triển thành cây lúa.
- Chăm sóc, phân bón lúa phát triển và trổ bông. Sau khi rụng bông, hạt non xuất hiện và chăm sóc đến khi lúa chín.
- Người nông dân thu hoạch và mang về nhà phơi khô.
- Lúa sau khi phơi khô mang đi xay xát, thu được gạo cùng với cám, trấu.
d) Tầm quan trọng
- Lúa (Gạo) là lương thực chính của người dân.
- Gạo còn được mang xuất khẩu giúp đất nước có nguồn thu nhập ngoại tệ giá trị.
- Gạo còn dùng làm nguyên liệu nhiều món ăn như bánh chưng, bánh giầy, bánh đúc, bánh giò.
- Thân lúa dùng làm thức ăn cho trâu bò.
- Cám để nuôi gia cầm, gia súc.
- Trấu dùng làm nguyên liệu đun, sưởi ấm.
3. Kết bài:
- Cây lúa là lương thực rất quan trọng với người Việt Nam.
- Hình ảnh cây lúa còn được in trên Quốc huy.
- Cây lúa đi vào bài hát, ca dao, tục ngữ.