Dàn ý bài văn thuyết minh về con trâu số 3
I. Mở bài:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
Đây là những câu ca rất hay viết về loài trâu, một loài vật nuôi rất quen thuộc của người dân Việt Nam. Con trâu đối với người nông dân Việt Nam rất quan trọng. Nó gắn với rất nhiều hoạt động của con người như kéo cày, bừa, gắn với tuổi thơ, với lễ hội. Vậy con trâu có đặc điểm như thế nào, nguồn gốc của nó ra sao, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
II. Thân bài:
* Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu.
- Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng được thuần hoá, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
- Lông trâu có màu xám hoặc xám đen, cặp sừng hình lưỡi liềm.
- Trâu có cân nặng trung bình từ: 350- 450 kg.
* Con trâu với công việc nhà nông
- Nhà nông nuôi trâu để lấy sức kéo. Mỗi con trâu có sức kéo trung bình từ 0.36- 0.40 mã lực (70-075 kg dưới ruộng)
- Trâu kéo cày, bừa, kéo than đá, gỗ giúp người nông dân.
- Thức ăn của trâu chủ yếu là rơm và cỏ.
- Trong kháng chiến chống Pháp, trâu giúp bộ đội ta kéo pháo vào trận địa…
* Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn Việt Nam
- Được chăn trâu trên những cánh đồng quê, những con đường làng.
- Được đua diều thổi sáo, đọc sách, đánh trận giả khi chăn trâu.
- Nghĩ ra những trò chơi liên quan đến trâu…
Tuổi còn thơ ngày hai buổi đến trường.
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ,
Ai bảo chăn trâu là khổ.
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
* Con trâu với những lễ hội.
- Hội chọi trâu ở Đồ Sơn- Hải Phòng
Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng chín tháng tám trọi trâu thì về.
- Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
- Lễ hội thể thao Đông nam á được tổ chức tại Việt Nam đã lấy con trâu làm biểu tượng cho sức mạnh và tinh thần đoàn kết.
III. Kết bài: Ý nghĩa, tương lai của loài trâu ở nước ta