Dàn ý tham khảo số 4
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Công Trứ
- Giới thiệu bài “Bài ca ngất ngưởng”
II. Thân bài
1. Khái quát chung
Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính bài “Bài ca ngất ngưởng”
2. Phân tích
a. Phân tích nhan đề bài thơ
“Ngất ngưởng” xuất hiện bốn lần và thường ở những vị trí then chốt của câu giống như điệp khúc của bài ca. Từ “ngất ngưởng” có lẽ đã làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm: là bài ca về sự ngất ngưởng”.
b. Phân tích sáu câu đầu
- Câu thơ mở đầu “Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: tạo giọng điệu ngang tàng, trang trọng, phù hợp với lý tưởng trang nam nhi, đó là trách nhiệm, sự tự tin vào khả năng của chính bản thân mình. Như vậy, ngay từ câu thơ mở đầu thì ý thức cá nhân đã được khẳng định.
- Câu thơ thứ hai “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”: gây sự chú ý khi đã xưng tên mình trong thơ, không những thế còn tôn cao mình là “tài bộ”. Đặt trong nền văn học trung đại vốn được coi là phi ngã thì đây là cách nói độc đáo, thể hiện ý thức về cái tôi của nhà Nho. Điều này chỉ thấy xuất hiện ở văn học cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX- khi trào lưu nhân đạo xuất hiện.
- Vào lồng: nói chuyện ra làm quan bị giam hãm, mất tự do
- Điệp từ “khi” tạo nhịp điệu dồn dập, thể hiện thái độ hào hứng của tác giả khi ngẫm lại quãng thời gian làm quan.
- Với sáu câu đầu, “ngất ngưởng” chính là phong thái của một con người có tài năng và ý thức vê tài năng của bản thân mình.
c. Những câu còn lại
- Lối sống:
“Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa vàng đeo ngất ngưởng
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”
- Hình ảnh Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng trên lưng bò cái như muốn giỡn mặt với cả thiên hạ: con người đã từng bôn ba, dẹp loạn với tài thao lược giờ đây cũng lên chùa với dáng từ bi nhưng không phải là giống với các Phật tử đương thời bởi ông lên chùa mà còn đưa theo cô hầu gái. Đây không phải là biểu hiện lối sống lập dị, khác người mà đó là ý thức thế tục, chế giễu lối sống xáo mòn, rập khuôn của đám hủ nho. Thế tục mà ông chán ghét. Đôi khi trong cuộc sống, Nguyễn Công Trứ không tránh khỏi những giây phút riêng tư, trầm lắng, cả những cảm nhận hư vô về cuộc đời, cái nhìn ấy gửi trọn vào đám mây trắng trên đỉnh non cao.
- Quan niệm sống: Hai câu thơ tiếp đã gửi gắm quan niệm sống, với Nguyễn Công Trứ, chuyện “được”, “mất”, “khen”, “chê” nên phóng tâm coi nhẹ, coi trọng hiện tại, vượt lên tiêu chuẩn đạo đức lỗi thời. Hình ảnh một ông ngất ngưởng với thía độ an nhiên tự tại trước được mất của cuộc đời là hình ảnh nổi bật trong câu thơ. Nguyễn Công Trứ cũng không nhận mình là Phật, Tiên nhưng cũng không vướng tục, đủ tự tin để nhận mình là người tài giỏi, chẳng kém gì Nhạc Phi, Hàn Kì. Sau đó vẫn tâm niệm: Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ trung. Với đoạn hai, có thể thấy ngất ngưởng ở đây là con người với lối sống tự do, phóng khoáng và con người có lối sống an nhiên, tự tại luôn coi trong đạo đức.
d. Đánh giá
- Đây là bài ca về phong cách sống của chính nhà nho, con người có tài năng, nhân cách, bản lĩnh cá nhân.
- Nghệ thuật: Thể hát nói với lối viết tương đối tự do phù hợp với việc thể hiện con người cá nhân.
III. Kết bài
Khẳng định lại thành công của Nguyễn Công Trứ và vị trí của bài thơ.