Dàn ý thuyết minh về đôi dép lốp thời kháng chiến bài số 2

1. Mở bài:

  • Đôi dép lốp cao su là vật dụng gắn bó với người Việt Nam, đặc biệt là gắn bó với lãnh tụ, cán bộ và chiên sĩ ta trong hai cuộc kháng chiến chông Pháp và chông Mĩ.
  • Đôi dép lốp là vật chứng thể hiện óc sáng tạo, lối sống giản dị và tinh thần vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khổ của quân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chông xâm lược vĩ đại của dân tộc ta.


2. Thân bài:

a. Lịch sử ra đời

  • Cho đến bây giờ, chúng ta không thể biết được ai là người đầu tiên làm ra đôi dép cao su.
  • Chỉ biết rằng, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân ta phải trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ.
  • Những người chiến sĩ nói riêng, những người tham gia kháng chiến nói chung đều phải sống cuộc sống vất vả. Quân trang, quân dụng, lương thực, thuốc men,… tất cả đều thiếu thôn.
  • Trong hoàn cảnh đó, có người đã nghĩ ra cách làm đôi dép để đi. Dép được làm bằng lốp và săm (ruột) xe ô tô đã qua sử dụng.

=> Đôi dép lốp cao su ra đời.


b. Hình dáng, cấu tạo của đôi dép

  • Dép có hình như hình bàn chân.
  • Kích cỡ to nhỏ khác nhau tùy thuộc vào chân người đi.
  • Một đôi dép có hai chiếc: Chiếc dép chân phải và chiếc dép chân trái.
  • Mỗi chiếc gồm hai phần: Đế dép và quai dép.

+ Đế dép:

  • Làm bằng lốp ô tô đã qua sử dụng.
  • Đế dép thường có màu đen
  • Dưới đế có những rãnh hình thoi để khi đi đỡ trơn, đỡ té.
  • Đế dép có rạch 8 rạch thẳng nhỏ để xâu quai.

+ Quai dép:

  • Làm bằng săm (ruột) bánh xe ô tô.
  • Bề rộng của quai khoảng l,5cm.
  • Dép có 4 quai: 2 quai trước + 2 quai sau.
  • 2 quai trước bắt chéo nhau rồi xâu đầu quai xuống đế.
  • 2 quai sau xâu song song. Khi đi, quai sau sát gót vòng lên trước cổ chân. Quai còn lại vòng xuống sau gót chân. Nhờ vậy, hai quai sau ôm cổ chân thật chặt.
  • Đầu quai dép được xâu vào đế dép mà không cần keo dính. Vậy mà đi rất bền ít khi quai bị tuột khỏi đế nhờ sự đàn hồi của cao su.


c. Công dụng và cách bảo quản

  • Dép lốp cao su dỗ làm, giá thành rẻ.
  • Dễ sử dụng trong mọi hoàn cảnh, nhất là đối với các chiến sĩ hành quân trong rừng.
  • Dép nhẹ, thoải mái cho người đi.
  • Dép dễ bảo quản. Nếu dép dính bùn đất, ta chỉ cần rửa cho sạch.
  • Nếu không may quai dép bị tụt khỏi đế, ta chỉ cần dùng que xâu (làm bằng cật tre, gấp đôi lại hoặc bằng nhôm, que xâu luồn qua đế dép (từ phía dưới lên) rồi kẹp đầu quai rút qua đế là được.)


3. Kết bài:

  • Đôi dép cao su thể hiện được óc sáng tạo của người Việt Nam.
  • Là minh chứng cho chúng ta ngày nay thấy được đồ dùng của những người chiến sĩ, người tham gia kháng chiến trong những ngày đầu gian khổ, thiếu thốn của cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • Đôi dép lốp được bày trong Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là lời nhắn gửi, nhắc nhở của thế hệ ông cha ông đối với thế hệ trẻ.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy