Đoạn văn tham khảo số 3
Mỗi con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành đều có sự giáo dục từ truyền thống gia đình.Trong chiếc nôi gia đình, chúng ta được sống trong tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh chị em ruột thịt, từ khi lớn lên đến lúc trưởng thành ta lại nhận được sự đùm bọc, che chở, yêu thương từ gia đình. Và cũng từ đó, chúng ta được dạy dỗ, giáo dục nên người. Gia đình là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, lời dặn dò, lời dạy dỗ từ gia đình sẽ theo con người suốt hành trình dài và rộng để không bạc lòng, không vấp ngã. Hơn nữ trong cuộc sống mỗi con người không tránh khỏi những tai ương bất trắc, khi đó gia đình chính là bến đỗ bình an vô điều kiện, là chốn nương náu cuối cùng giúp con người vượt qua giông bão cuộc đời, là nơi ta trở về khi đã chồn chân mỏi gối. Gia đình là tế bào của xã hôi, có xây dựng gia đình hạnh phúc, mới có thể tạo nên một xã hội tốt đẹp. Biết yêu thương, tôn trọng các thành viên khác trong gia đình (con cháu phải kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, thờ kính tổ tiên; vợ chồng thủy chung, yêu thương; anh chị em đoàn kết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau...) Đề xây dựng gia đình chúng ta cần có ý thức vun đắp, giữ gìn những tình cảm tốt đẹp trong gia đình bằng những việc làm cụ thể: biết đặt lợi ích của gia đình lên trên lợi ích cá nhân, sống vị tha, nhường nhịn và bao dung; ứng xử có văn hóa, đảm bảo đối xử công bằng giữa các thành viên trong gia đình. CÓ lẽ các bạn vẫn không thể quên được hình ảnh người cha trong bộ phim Về nhà đi con của đạo diễn Nguyễn Danh Dũng. Vì gia đình, con cái, sau khi vợ qua đời ông đã ở vậy hơn 20 năm trời để nuôi các con trưởng thành. Với ông, con cái, gia đình là tất cả. Ông sẵn sàng hi sinh tình cảm và hạnh phúc riêng của mình vì gia đình, vì các con. Đó thực sự là một người cha đáng kính. Là học sinh, là thành viên của gia đình ta phải giữ gìn gia đình hạnh phúc, phải chăm ngoan học giỏi, hiếu kính với ông bà cha mẹ, anh em phải yêu thương hòa thuận có như thế gia đình mới ấm êm, hạnh phúc.