Ernest Rutherford (30/08/1871 - 19/10/1937)
Top 2 trong Top 3 nhà vật lý lỗi lạc nhất thế kỷ 20
Ernest Rutherford sinh ra và lớn lên ở miền quê New Zealand, ông được xem là cha đẻ của "vật lý hạt nhân".
Rutherford dường như sinh ra để thành công từ khi bắt đầu sự nghiệp của ông. Ông là người đưa ra mẫu mô hình "hành tinh nguyên tử" hay còn gọi là "mẫu nguyên tử Rutherford" để giải thích thí nghiệm trên lá vàng, sau này được thay thế bởi "mẫu nguyên tử Bohr" được cho là chặt chẽ và giải thích được đầy đủ, chi tiết hơn mẫu "hành tinh nguyên tử" trước đó của Rutherford. Rutherford giành giải Nobel Hóa Học (!!!) cho các công trình chứng minh rằng các nguyên tử bị phân rã trong hiện tượng phóng xạ, trước khi ông tiến hành cái người ta cho rằng là đóng góp lớn nhất của ông cho khoa học vật chất. Điều này càng minh chứng rõ ràng và cụ thể hơn rằng trong khoa học không tồn tại ranh giới giữa các ngành với nhau, và trong lịch sử cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp giải Nobel Hóa Học rơi vào tay những nhà Vật Lý. Ông là người đầu tiên tìm ra và đặt tên cho hai loại tia phóng xạ theo tên hai chữ cái đầu của Hy Lạp là alpha và beta, với beta là thành phần có khả năng đâm xuyên mạnh hơn.
Ngoài giải thưởng Nobel Hóa Học danh giá (1908), ông còn được nhận nhiều vinh danh khác, trong đó có việc được bầu làm viện sĩ của Viện hàn lâm giáo hoàng về Khoa học và viện sĩ danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (nay là Viện hàn lâm Khoa học Liên bang Nga).
Ông mất ngày 19/10/1937.
Rutherford dường như sinh ra để thành công từ khi bắt đầu sự nghiệp của ông. Ông là người đưa ra mẫu mô hình "hành tinh nguyên tử" hay còn gọi là "mẫu nguyên tử Rutherford" để giải thích thí nghiệm trên lá vàng, sau này được thay thế bởi "mẫu nguyên tử Bohr" được cho là chặt chẽ và giải thích được đầy đủ, chi tiết hơn mẫu "hành tinh nguyên tử" trước đó của Rutherford. Rutherford giành giải Nobel Hóa Học (!!!) cho các công trình chứng minh rằng các nguyên tử bị phân rã trong hiện tượng phóng xạ, trước khi ông tiến hành cái người ta cho rằng là đóng góp lớn nhất của ông cho khoa học vật chất. Điều này càng minh chứng rõ ràng và cụ thể hơn rằng trong khoa học không tồn tại ranh giới giữa các ngành với nhau, và trong lịch sử cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp giải Nobel Hóa Học rơi vào tay những nhà Vật Lý. Ông là người đầu tiên tìm ra và đặt tên cho hai loại tia phóng xạ theo tên hai chữ cái đầu của Hy Lạp là alpha và beta, với beta là thành phần có khả năng đâm xuyên mạnh hơn.
Ngoài giải thưởng Nobel Hóa Học danh giá (1908), ông còn được nhận nhiều vinh danh khác, trong đó có việc được bầu làm viện sĩ của Viện hàn lâm giáo hoàng về Khoa học và viện sĩ danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (nay là Viện hàn lâm Khoa học Liên bang Nga).
Ông mất ngày 19/10/1937.