Giông tố
Top 6 trong Top 7 công ty in lịch tết
Nằm trong bộ ba
tiểu thuyết nổi tiếng Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê,
xuất bản năm 1936. Tác phẩm cũng như Số đỏ, được
coi là tác phẩm lớn, một kiệt tác nghệ thuật hiếm
hoi trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Tiểu thuyết Giông tố dài 30 chương và thêm một đoạn kết, nhưng sự việc xảy ra trong thời gian cũng ngắn vậy. Như lời Vũ Trọng Phụng ghi vào lòng truyện, sự việc mở ra vào tháng 10 - 1932 và kết thúc vào mùa hè 1933. Những niên hiệu này nói lại rất nhiều về hoàn cảnh chính trị và xã hội nước ta lúc bấy giờ.
So sánh với Số đỏ,, tác phẩm này phải giải quyết những nhiệm vụ nghệ thuật nặng nề hơn. Nó phải quản lý một thế giới nhân vật đông đúc hơn, phức tạp hơn, gồm nhiều thành phần xã hội và nghề nghiệp khác nhau, từ xã hội nông thôn đến đời sống thành thị, từ lâu đài của bọn triệu phú đến túp lều nát của người nông dân, hay một xó xỉnh bẩn thỉu của một tiệm hút mạt hạng, từ sinh hoạt Âu hóa với những cô gái tân thời lãng mạn nhất đến cuộc sống bình dị, chất phác, cần lao của cô gái quê sau luỹ tre xanh, từ xã hội quan lại Tây và ta cấp huyện, cấp tỉnh đến bọn cường hào ở làng xã, từ giới trí thức, giới báo chí đến các nhà hoạt động chính trị gồm đủ các xu hướng khác nhau: quốc gia, quốc tế, Đệ tam, Đệ nhị, v.v...
Tiểu thuyết Giông tố dài 30 chương và thêm một đoạn kết, nhưng sự việc xảy ra trong thời gian cũng ngắn vậy. Như lời Vũ Trọng Phụng ghi vào lòng truyện, sự việc mở ra vào tháng 10 - 1932 và kết thúc vào mùa hè 1933. Những niên hiệu này nói lại rất nhiều về hoàn cảnh chính trị và xã hội nước ta lúc bấy giờ.
So sánh với Số đỏ,, tác phẩm này phải giải quyết những nhiệm vụ nghệ thuật nặng nề hơn. Nó phải quản lý một thế giới nhân vật đông đúc hơn, phức tạp hơn, gồm nhiều thành phần xã hội và nghề nghiệp khác nhau, từ xã hội nông thôn đến đời sống thành thị, từ lâu đài của bọn triệu phú đến túp lều nát của người nông dân, hay một xó xỉnh bẩn thỉu của một tiệm hút mạt hạng, từ sinh hoạt Âu hóa với những cô gái tân thời lãng mạn nhất đến cuộc sống bình dị, chất phác, cần lao của cô gái quê sau luỹ tre xanh, từ xã hội quan lại Tây và ta cấp huyện, cấp tỉnh đến bọn cường hào ở làng xã, từ giới trí thức, giới báo chí đến các nhà hoạt động chính trị gồm đủ các xu hướng khác nhau: quốc gia, quốc tế, Đệ tam, Đệ nhị, v.v...