Gốm Bàu Trúc
Làng Bàu Trúc nay thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 10km về hướng nam. Làng gốm Bàu Trúc được xem là một trong những làng nghề cổ nhất Đông Nam Á, từ TK XI cho đến nay và còn bảo lưu khá tốt truyền thống làm hoàn toàn bằng thủ công.
Điều đặc biệt ở ngôi làng gốm cổ này là trong khi những làng nghề gốm khác đã đổi sang dùng bàn xoay- một thiết bị công nghệ mới như công cụ thiết yếu để tạo nên sản phẩm gốm, thì trái lại các nghệ nhân Chăm làng Bàu Trúc vẫn dựa vào đôi bàn tay tài năng của mình, đây cũng chính là điều đặc biệt có một không hai ở Việt Nam và không những thế họ sử dụng những công cụ, vật dụng gần gũi, thô sơ nhất để làm nên các tuyệt phẩm gốm. Chính vì thế, các sản phẩm gốm Bàu Trúc luôn khắc lại nét mộc mạc pha chút thô kệch mà không thể lẫn được với những sản phẩm gốm các nơi khác. Khi đến đây, du khách sẽ chứng kiến từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, không ràng buộc, khuôn phép họ tập trung lại với nhau để thoải mái và cùng thể hiện tay nghề của mình. Không sử dụng bàn xoay mà là ‘’người xoay’’, họ sử dụng những tấm thảm, bao bì, hòn kê, …để đặt nguyên liệu thô lên và di chuyển xoay vòng để tạo hình cho gốm, việc này đòi hỏi người làm phải có bàn tay vô cùng khéo léo và phải thật sự yêu nghề. Những vật dụng gần gũi, giản dị vơi cuộc sống như những vỏ sò, thanh tre cũng đủ để các nghệ nhân tạo nên những đường nét độc đáo nhất cho sản phẩm. Gốm Bàu Trúc không cần đến lò nung, họ chỉ sử dụng những vật dụng đơn giản, gần gũi như rơm rả, vỏ trấu, củi khô, vỏ dừa khô để đốt gốm Kiểu nung lộ thiên truyền thống từ lúc sơ khai vẫn còn áp dụng, điều đặc biệt này chỉ thấy được ở gốm Bàu Trúc. Đôi khi, mọi người phải thức canh đến khuya và đưa sản phẩm đã nung chin ra ngoài kiểm tra. Giai đoạn này thật sự vất vả, đó là cả một tình cảm lớn lao mà các nghệ nhân dành cho những sản phẩm của mình.
Nếu muốn có một nơi trải nghiệm tuyệt vời, gốm Bàu Trúc sẽ là nơi lí thú nhất dành cho bạn.
Điều đặc biệt ở ngôi làng gốm cổ này là trong khi những làng nghề gốm khác đã đổi sang dùng bàn xoay- một thiết bị công nghệ mới như công cụ thiết yếu để tạo nên sản phẩm gốm, thì trái lại các nghệ nhân Chăm làng Bàu Trúc vẫn dựa vào đôi bàn tay tài năng của mình, đây cũng chính là điều đặc biệt có một không hai ở Việt Nam và không những thế họ sử dụng những công cụ, vật dụng gần gũi, thô sơ nhất để làm nên các tuyệt phẩm gốm. Chính vì thế, các sản phẩm gốm Bàu Trúc luôn khắc lại nét mộc mạc pha chút thô kệch mà không thể lẫn được với những sản phẩm gốm các nơi khác. Khi đến đây, du khách sẽ chứng kiến từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, không ràng buộc, khuôn phép họ tập trung lại với nhau để thoải mái và cùng thể hiện tay nghề của mình. Không sử dụng bàn xoay mà là ‘’người xoay’’, họ sử dụng những tấm thảm, bao bì, hòn kê, …để đặt nguyên liệu thô lên và di chuyển xoay vòng để tạo hình cho gốm, việc này đòi hỏi người làm phải có bàn tay vô cùng khéo léo và phải thật sự yêu nghề. Những vật dụng gần gũi, giản dị vơi cuộc sống như những vỏ sò, thanh tre cũng đủ để các nghệ nhân tạo nên những đường nét độc đáo nhất cho sản phẩm. Gốm Bàu Trúc không cần đến lò nung, họ chỉ sử dụng những vật dụng đơn giản, gần gũi như rơm rả, vỏ trấu, củi khô, vỏ dừa khô để đốt gốm Kiểu nung lộ thiên truyền thống từ lúc sơ khai vẫn còn áp dụng, điều đặc biệt này chỉ thấy được ở gốm Bàu Trúc. Đôi khi, mọi người phải thức canh đến khuya và đưa sản phẩm đã nung chin ra ngoài kiểm tra. Giai đoạn này thật sự vất vả, đó là cả một tình cảm lớn lao mà các nghệ nhân dành cho những sản phẩm của mình.
Nếu muốn có một nơi trải nghiệm tuyệt vời, gốm Bàu Trúc sẽ là nơi lí thú nhất dành cho bạn.