Hạn chế vay mượn

Vay mượn cũng có thể xem là một loại tội lỗi, bởi lẽ bạn mượn được một lần, chắc chắn sẽ mượn thêm những lần khác. Đừng cho rằng bạn chỉ mượn để chi trả hóa đơn hiện tại, sau khi nhận lương sẽ hoàn trả. Hãy thử nghĩ sâu xa hơn rằng sau khi dùng lương hoàn trả thì bạn vẫn bị thiếu một khoản tiền đó, chi phí sinh hoạt lại bị thiếu đi và bạn lại phải mượn một người khác để đắp vào phần hụt đó, chưa kể rằng bạn còn phải trả tiền lãi cho những con số đã vay. Cứ như vậy, dòng tiền nợ cứ không ngừng xoay vòng. Hãy nên hạn chế vay nợ ở mức thấp nhất, không chỉ để đảm bảo tài chính mà còn tăng độ uy tín cho bản thân. Vay mượn là con dao hai lưỡi. Nếu biết tận dụng thì vay mượn sẽ giúp bạn sinh sôi tài sản. Nếu quá lạm dụng, thì chúng ta sẽ vướng vào vòng xoáy vay mượn và có thể bị tán gia bại sản.


Ông Robert Kiyosaki, tác giả bộ sách "cha giàu cha nghèo," chia tài sản ra làm 2 loại: Tích sản và Tiêu sản. Theo đó "Tích sản" là những tài sản giúp cá nhân tích lũy tiền" chẳng hạn như ô tô dùng để cho thuê là chính, đi lại cá nhân là phụ. "Tiêu sản" là những tài sản tốn tiền, và không giúp sinh ra tiền", chẳng hạn như ô tô dùng đi lại thì ít mà thể hiện thì nhiều. Ông Robert Kiyosaki khuyên chúng ta không mua, và tuyệt đối không nên vay mượn để mua tiêu sản. Tôi thì không cực đoan đến mức đó. Nhưng tôi cũng cho rằng cá nhân nên tránh việc vay tiền để mua "tiêu sản", trừ phi tiêu sản đó là quá cần thiết đối với cuộc sống. Vì khi vay để mua, chúng ta đã tạm ứng dòng tiền tương lai cho nhu cầu hiện tại.

Hãy nên hạn chế vay nợ ở mức thấp nhất
Hãy nên hạn chế vay nợ ở mức thấp nhất
Hạn chế vay mượn
Hạn chế vay mượn

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy