Hành vi lẩn trốn
Như đã nói ở trên, bạch tuộc thường có xu hướng chạy trốn hơn là tấn công và phản công. Là những kẻ bơi lội nhanh, cơ chế di chuyển dưới nước của bạch tuộc là đẩy cơ thể về phía trước bằng cách phun nước qua lớp áo của chúng. Cơ thể mềm mại của chúng có thể nhét vừa vào các khe nứt, vết nứt của vách đá mà những kẻ săn mồi không thể nào theo được.
Nếu mọi chiêu ngụy trang không thành công, một con bạch tuộc sẽ sẵn sàng bỏ lại một xúc tu của mình để thoát khỏi kẻ săn mồi và mọc lại xúc tu không lâu sau đó giống như chưa hề có cuộc chia ly vậy. Chúng cũng có răng hàm giống như răng cưa có thể gây ra những vết cắn khá khó chịu, đồng thời tuyến nước bọt có độc được sử dụng chủ yếu để làm tê liệt con mồi.