Hậu cung chân hoàn truyện
Bộ phim với sự tham gia của các diện viên: Tôn Lệ, Thái Thiếu Phân, Lưu Tuyết Hoa, Mao Hiểu Đồng. Phim hậu cung chân hoàn truyện có nội dung xoay quanh câu chuyện tranh đấu quyền lực và tình yêu của các phi tần đối với vị vua Ung Chính thời nhà thanh. Chân Hoàn một thiếu nữ hiền lành, không màng tranh đấu nhưng luôn bị hãm hại. Trong hoàn cảnh như vậy Chân Hoàn buộc phải thay đổi để tự cứu lấy bản thân. Sau này Chân Hoàn bước lên được vị trí cao nhất chốn hậu cung. Chân Hoàn vì mất đi những người thân bên cạnh mình mà trở thành một người quyền lực, tự cường, luôn ra tay trước những âm mưu của người khác. Hậu cung chân hoàn truyện có thời lượng: 76 tập Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình tên Hậu cung Chân Huyên truyện của nhà văn trẻ Lưu Liễm Tử. Bộ phim mua bản quyền tiểu thuyết khi tác giả mới chỉ hoàn thành một phần ba tác phẩm, lên kế hoạch sản xuất và công chiếu lần đầu vào cuối năm 2011. Đây cũng là lần đầu tiên đạo diễn Trịnh Hiểu Long - đạo diễn của phim - thử sức với dòng phim cổ trang.
Tuy là dùng cốt truyện của tiểu thuyết, song thực tế nội dung tiểu thuyết hoàn toàn khác với phim. Thể loại của tiểu thuyết được gọi là giá không tiểu thuyết, theo tiếng Anh gọi là Alternate History, đặt bối cảnh hư cấu tại một quốc gia Đại Chu hoàn toàn không có trong lịch sử Trung Quốc. Đạo diễn Trịnh Hiểu Long của phim, qua Chân Hoàn truyện, là tác phẩm phim cổ trang đầu tiên trong sự nghiệp. Thông qua Chân Hoàn truyện, Trịnh Hiểu Long muốn xây dựng phong cách chủ nghĩa hiện thực, do đó thay vì làm về triều đại hư cấu Đại Chu trong tiểu thuyết nguyên tác, ông quyết định đưa về đời nhà Thanh, và dựa vào những đặc điểm trong nguyên tác, triều đại của Ung Chính Đế được chấp nhận. Vì lý do này, Trịnh Hiểu Long bắt đầu nghiên cứu văn hóa triều Thanh, năm lần bảy lượt tham quan Cố Cung Bắc Kinh. Vì nguyên tác xây dựng tình tiết lãng mạn ngôn tình tương đối nhiều, Trịnh Hiểu Long quyết định đơn giản hóa nó, nhấn mạnh sự tàn nhẫn của Đế vương, chủ yếu muốn thông qua Chân Hoàn truyện để truyền thông điệp mang tính chất phê phán sự khắc nghiệt của chế độ quân chủ khi xưa.