Hòa Thân
Xuất thân là một công tử Mãn Châu (Trung Quốc), Gia thế nhà Hòa Thân tuy không hiển hách song cũng là gia tộc quân công. Ông tổ 5 đời Ni Nha Cáp Nạp Ba Đồ Lỗ đã lập chiến công khi nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên và được phong Tam đẳng Khinh xa đô úy. Năm lên 3 tuổi, mẹ ruột của ông qua đời sau khi sinh hạ em trai Hòa Lâm. 6 năm sau, Hòa Thân lại phải chịu cảnh mồ côi cha. Thuở nhỏ, do quan hệ bất hòa với mẹ kế nên phải chịu nhiều vất vả. May mắn khi đó ông được một người hầu lâu năm trong gia đình nuôi dưỡng. Hòa Thân được theo học tại Hàm An cung. Khi còn đi học, Hòa Thân đã bộc lộ sự vượt trội hơn hẳn so với các bạn học cùng xuất thân Bát kỳ khác. Năm lên 10 tuổi, ông đã bắt đầu học cách bắt chước kiểu chữ của Càn Long để sau này khi viết tấu chương có thể lấy được thiện cảm từ Hoàng đế. Nhờ tinh thông bốn thứ tiếng là Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng, lại nằm lòng Tứ thư, Ngũ kinh, nên ông được hai thầy giáo là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang rất mực yêu mến. Vào năm Càn Long thứ 33 (1768), Hòa Thân lấy con gái của Tổng đốc Phùng Anh Liêm làm vợ khi mới 18 tuổi. Năm 1769, ông tham dự kỳ thi khoa cử nhưng không đỗ, sau ông được thế tập thế chức "Khinh xa Đô úy".
Hòa Thân còn có tên khác là Hòa Khôn, thuộc tộc Nữu Hỗ Lộc của Mãn Châu. Ông sinh năm 1750 (năm Càn Long thứ 15), mất ngày 22 tháng 2 năm 1799 và là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long. Hòa Thân, tự Trí Trai, nguyên tên là Thiện Bảo, người của Chính Hồng kì, Mãn Châu. Xuất thân là một công tử Mãn Châu (Trung Quốc), khi 10 tuổi ông được đưa vào cung học. Thuở nhỏ, do quan hệ bất hòa với mẹ kế nên phải chịu nhiều vất vả. Khi mới gia nhập triều đình, Hòa Thân giữ chức vị thị vệ. Tuy còn trẻ nhưng Hòa Thân đã sớm có năng lực làm việc cũng như các đóng góp cho triều đình. Bản lĩnh lớn nhất của Hòa Thân là thu thập tiền tài. Ông ta là vị tham quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi Càn Long chết, Gia Khánh kế vị, Hòa Thân bị giết, gia sản bị tịch thu, kết quả khiến mọi người kinh ngạc. Nhà Thanh lúc đó đưa ra bảng danh sách, có 106 số, trong đó chỉ có 25 mục, đã có giá trị hai trăm hai mươi triệu lạng bạc trắng, gia sản có tất cả một tỷ mốt lạng bạc trắng, tương đương với thu nhập mười lăm năm của triều Thanh.