Hoang mạc Nam Cực
Hoang mạc Nam cực hay còn gọi là châu Nam Cực là hoang mạc rộng và lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, khi nhắc đến hoang mạc chúng ta hay liên tưởng đến sa mạc cát khô cằn, bão cát. Nhưng hoang mạc Nam Cực là hoang mạc đặc biệt khi đây là hoang mạc băng. Nơi mà không bao giờ đón được ánh mặt trời trong một năm ròng rã. Và một trong những yếu tố để gọi châu Nam Cực là hoang mạc đó là vì lượng mưa ở châu Nam Cực quá thấp chỉ 50mm trong một năm và lượng mưa này lại chỉ tồn tại dưới dạng tuyết chứ không phải là dạng nước, nên ở đây rất hạn về nước. Ngoài việc phải có ít mưa, hoang mạc còn được định nghĩa là nơi có khí hậu khắc nghiệt cùng độ ẩm siêu thấp do nước bốc hơi nhanh hơn cả lượng mưa nhận được, thế nên không phải cứ nóng thì là hoang mạc.
Xét về kích thước, Nam Cực chính là hoang mạc lớn nhất thế giới hiện nay, với diện tích "khủng" xấp xỉ 14 triệu km2. Nó được bao phủ bởi lớp băng vĩnh hằng chiếm tới 90% lượng nước trên Trái Đất, và phần lớn trong số đó dày trung bình 1,6km. Nam Cực là nơi trú ngụ của một số loài động vật như chim cánh cụt, hải cẩu hoặc một số loài chim khác. Và đương nhiên là tại lục địa lạnh nhất, gió nhất, cô lập nhất thế giới này thì chẳng có cư dân nào sống cả. Tuy nhiên, trải dài trên khắp Nam Cực vẫn có từ 1.000 - 5.000 nhà khoa học tạm thời "đóng quân" ở các trạm nghiên cứu.