Giữ ấm cho trẻ
Khi thời tiết chuyển mùa và ngày càng lạnh, cần giữ ấm 6 bộ phận cơ thể này của trẻ để trẻ không mắc các bệnh thông thường.
Đôi tai: Đây là bộ phận nhậy cảm của cơ thể. Khi đôi tai bị lạnh các dây thần kinh trong người bỗng "rùng mình" và truyền cảm giác gai lạnh đi khắp cơ thể. Chính vì thế hãy dùng khăn hoặc loại bảo vệ tai dành cho trẻ nhỏ để giữ ấm cho con.
Mũi: Mũi đỏ ửng vào mùa đông là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Về mùa đông nếu không giữ ấm mũi trẻ sẽ dễ mắc các bệnh thông thường như sổ mũi, cảm cúm, cảm lạnh. Vì vậy mỗi khi đưa trẻ ra ngoài hay tiếp xúc với những nơi ẩm ướt cần cho trẻ đeo khẩu trang hoặc bịt mũi bằng khăn. Những lúc rảnh rỗi mẹ có thể làm ấm tay mình và massage nhẹ nhàng hai cánh mũi cho bé, tốt nhất là trước khi đi ngủ và sau khi thức dạy.
Cổ họng: Phần cổ bao gồm dây thanh quản và yết hầu, rất quan trọng liên quan đến giọng nói của trẻ. Khi trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh giọng nói thường khàn. Quàng khăn cho bé mỗi khi ra đường và cởi bỏ khi vào nhà hoặc ở nơi kín gió để bé được thông thoáng và thoải mái.
Bụng: Phần bụng liên quan đến tiêu hóa và cực kỳ nhạy cảm khi thời tiết lạnh. Khi bé bị nhiễm lạnh, nhu động ruột tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng đi ngoài, tiêu chảy. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, sốt cao và sức đề kháng mất dần. Vì thế cần giữa ấm bụng cho trẻ bằng cách mặc áo trùm qua mông hoặc mẹ có thể mua sản phẩm quấn bụng cho trẻ khi ngủ. Massage nhẹ nhàng phần bụng và lưng cũng là một biện pháp giữ ấm, làm giảm táo bón và tốt cho dạ dày.
Đôi bàn tay, đôi bàn chân: Hãy nhắc con đeo găng tay, đeo tất chân, đi dày dép đầy đủ để cơ thể không bị gai lạnh và máu huyết dễ lưu thông.