Không uống rượu bia khi tham gia giao thông
Một điều quan trọng trong những kỹ năng an toàn giao thông hữu ích nhất đó chính là không uống rượu bia khi tham gia giao thông. Theo thống kê của Ủy ban ATGT quốc gia, gần 40% số vụ tai nạn giao thông đều liên quan đến rượu bia. Khi sử dụng rượu bia, hệ thần kinh và các giác quan của người điều khiển phương tiện bị chất cồn tác động. Nhẹ thì làm làm suy giảm thị lực, thính lực, làm giảm tốc độ phản ứng của não bộ; nặng thì gây kích động, mất kiểm soát hành vi. Do những tác động trên, người điều khiển phương tiện sẽ không kịp phản ứng khi có tình huống xấu hoặc chính bản thân gây ra tai nạn. Nhìn chung để giữ an toàn giao thông thì người điều khiển phương tiện nên chấp hành khẩu hiệu "đã uống rượu bia thì không lái xe".
Điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia là hành vi nguy hiểm và là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đối với an toàn giao thông đường bộ. Rượu làm suy giảm khả năng phán đoán của người lái xe. Khi tình trạng say rượu càng tăng thì thị lực cũng như phản xạ của người lái xe càng giảm. Một nghiên cứu bệnh chứng đã tính toán rằng những người điều khiển xe mô tô có nồng độ cồn trong máu (BAC) trên 50 mg/dL, tương đương với hai ly bia hơi đã uống, có nguy cơ va chạm cao gấp 40 lần so với những người hoàn toàn không uống rượu. BAC là 50 mg/dL đối với người đi xe máy và 0 mg/dL đối với lái xe ô tô là giới hạn pháp lý do luật pháp Việt Nam quy định. Bạn sẽ bị tước giấy phép lái xe khi vi phạm quy định này.