Khu khảo cổ Angkor
Angkor là thủ đô của vương quốc Khmer, được xây dựng năm 802 trước công nguyên trên núi Kulen, khi vua Jayavarman II lên trị vì. Ngày nay, điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Angkor là Angkor Thom nơi có ngôi đền Bayon với tượng mặt cười khổng lồ khắc trên đá, hay Angkor Wat - ngôi đền Hindu lớn nhất thế giới và những ngôi đền nhỏ hơn như Ta Prohm, Preah Khan, Pre Rup và Ta Nei. Angkor là một tên thường gọi của một khu vực tại Campuchia đã từng là kinh đô của Đế quốc Khmer và đã phát triển rực rỡ vào khoảng thế kỷ 9 đến thế kỷ 15. Từ "Angkor" xuất phát từ tiếng Phạn nagara và có nghĩa là "thành phố". Chính xác hơn, thời kỳ Angkor có thể được định nghĩa là thời kỳ từ năm 802, khi vị vua Hindu Jayavarman II của người Khmer tự xưng "vua thiên hạ" và "thiên tử" của Campuchia, cho đến năm 1431, khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh.
Phế tích của Angkor (trong đó bao gồm cả Angkor Wat và Angkor Thom và các di tích khác) nằm giữa rừng và vùng đất canh tác nông nghiệp về phía bắc của Biển Hồ (Tonle Sap) và phía nam của đồi Kulen, gần thành phố Xiêm Riệp ngày nay (13°24'N, 103°51'E) và là một di sản thể giới của UNESCO. Các ngôi đền của khu vực Angkor có số lượng trên 1000 với kích cỡ và hình dáng khác nhau mang đậm phong cách kiến trúc Khmer. Năm 2007, các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng ảnh vệ tinh và các kỹ thuật hiện đại khác để kết luận rằng Angkor là thành phố thuộc thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới với diện tích 1150 dặm vuông. Thành phố cạnh tranh tiêu chí này gần nhất với Angkor là thành phố Tikal của văn hóa Maya ở Guatemala, có tổng diện tích khoảng 50 dặm vuông.
Địa chỉ: Angkor, Xiêm Riệp, Campuchia.