Khủng hoảng ngoại giao Qatar
Vào tháng 6 năm 2017, cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar chính thức diễn ra khi hàng loạt các quốc gia vùng vịnh do Ả Rập Saudi dẫn đầu đã cắt đứt mối quan hệ ngoại giao với Qatar. Các quốc gia ấy bao gồm Ả Rập Saudi, Bahrain, Ai cập, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen, Libya, Maldives và Jordan. Nguyên nhân chính của khủng hoảng ngoại giao Qatar được xem như là có liên quan đến mối quan hệ giữa Qatar và Iran.
Iran là một quốc gia phát triển hạt nhân, bị nhiều quốc gia vùng vịnh xem như là mối bất ổn khu vực. Việc Qatar duy trì mối quan hệ mật thiết với Iran có thể đã khiến quốc gia này bị những nước vùng vịnh khác tẩy chay. Các quốc gia vùng vịnh buộc tội Qatar hỗ trợ khủng bố, can thiệp vào công việc nội bộ của họ và duy trì quan hệ với Iran.
Là một trong những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới và cũng là một trong số những quốc gia vùng vịnh, khủng hoảng ngoại giao Qatar không chỉ ảnh hưởng một mình nước này mà có sự ảnh hưởng tới toàn cầu. Đây được coi là cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất ở Trung Đông trong nhiều năm gần đây, một vụ "từ mặt" vô tiền khoáng hậu. Cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar đã kéo dài suốt nửa năm và chưa có dấu hiệu sẽ kết thúc.
Iran là một quốc gia phát triển hạt nhân, bị nhiều quốc gia vùng vịnh xem như là mối bất ổn khu vực. Việc Qatar duy trì mối quan hệ mật thiết với Iran có thể đã khiến quốc gia này bị những nước vùng vịnh khác tẩy chay. Các quốc gia vùng vịnh buộc tội Qatar hỗ trợ khủng bố, can thiệp vào công việc nội bộ của họ và duy trì quan hệ với Iran.
Là một trong những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới và cũng là một trong số những quốc gia vùng vịnh, khủng hoảng ngoại giao Qatar không chỉ ảnh hưởng một mình nước này mà có sự ảnh hưởng tới toàn cầu. Đây được coi là cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất ở Trung Đông trong nhiều năm gần đây, một vụ "từ mặt" vô tiền khoáng hậu. Cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar đã kéo dài suốt nửa năm và chưa có dấu hiệu sẽ kết thúc.