Lá trầu không

Trong dân gian lá trầu không được xem như vị thuốc chữa bệnh rất hay. Lá trầu không được biết đến là dược liệu có khả năng tiêu viêm và sát trùng khá mạnh, chính vì vậy chúng được sử dụng phổ biến trong rất nhiều bài thuốc Nam để điều trị rất nhiều bệnh lý ngoài da thường gặp để như vảy nến, á sừng, viêm da cơ địa,… Y học hiện đại cũng tìm thấy, trong tinh dầu lá trầu có chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho da như vitamin, kẽm, alkaloid, tanin, eugenol,…

Cũng theo Đông y lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn nên có tác dụng chữa được các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, dị ứng, mề đay, ngứa da, đặc biệt là bệnh vẩy nến rất tốt... Chỉ cần kết hợp thêm những nguyên liệu thiên nhiên khác sẽ có khả năng chữa bệnh vẩy nến nhanh hơn và hiệu quả.


Khi sử dụng dược liệu này để điều trị bệnh vảy nến sẽ có tác dụng cải thiện các triệu chứng sưng đỏ, nứt da và phòng ngừa chảy máu, viêm nhiễm. Thành phần khoáng chất trong lá trầu sẽ có giúp tăng cường sức đề kháng của da, hỗ trợ làm lành vết thương và ngăn ngừa tổn thương lan rộng sang các vùng da lành khác.


Nguyên liệu: lá trầu không, rau răm, muối hột và bèo hoa dâu.


Cách làm:

  1. Cách 1: Uống nước lá trầu không
  • Lấy khoảng 8 lá trầu không tươi đem rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn tạp chất và bụi bẩn gây hại bám xung quanh lá.
  • Tiếp đó cho lá trầu vào nồi cùng với khoảng 500ml nước, bắc nồi lên bếp đun sôi kỹ để thành phần hoạt chất trong dược liệu tan vào nước.
  • Đun khoảng 15 phút thì chắt lấy phần nước sử dụng để uống, phần bã tận dụng để chà nhẹ nhàng hoặc đắp lên vùng da bị bệnh.
  • Lượng nước thu được để cho nguội bớt, chia thành 3 phần bằng nhau sử dụng để uống trong ngày sau mỗi bữa ăn.
  • Áp dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày, kiên trì thực hiện trong một thời gian sẽ thấy triệu chứng của bệnh dần được cải thiện.

2. Cách 2: Tắm nước lá trầu không kết hợp với dược liệu khác

  • Chuẩn bị khoảng vài lá trầu tươi, 1 nắm lá bạc hà và 1 nắm lá diếp cá để nấu nước tắm.
  • Đem toàn bộ phần dược liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch với nước, nên nhặt bỏ bỏ bớt phần lá héo úa và sâu bệnh.
  • Dược liệu sau khi đã được làm sạch thì cho vào nồi đun sôi với khoảng 3 lít nước.
  • Nên chú ý đun sôi thật kỹ để thành phần hoạt chất trong dược liệu tiết ra và hòa tan vào nước tắm.
  • Đun trong khoảng 20 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu pha cùng với ít nước lạnh cho nguội bớt.
  • Sử dụng nước này để tắm mỗi ngày, phần bã đem chà nhẹ nhàng lên vùng da bị vảy nến, kết hợp massage nhẹ nhàng để nâng cao hiệu quả mang lại.
  • Sau khi tắm dược liệu nên vệ sinh cơ thể lại với nước sạch để loại bỏ phần bã trầu còn bám trên cơ thể, dùng khăn sạch lau khô rồi mới mặc quần áo.
  • Kiên trì áp dụng cách này đều đặn trong khoảng thời gian dài sẽ thấy hiệu quả mang lại.
    Lá trầu không
    Lá trầu không
    Lá trầu không có tác dụng làm sạch da và kháng khuẩn
    Lá trầu không có tác dụng làm sạch da và kháng khuẩn

    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy