Làng Tranh Đông Hồ - mang đậm bản sắc Việt
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ - xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trước kia tranh được làm ra chủ yếu bán vào dịp Tết Nguyên Đán cho những người nông dân mua tranh về dán trên tường, hết năm cũ sẽ lột bỏ, dán tranh mới.
Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh được sử dụng là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp (một loại sò vỏ mỏng ở biển) trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo hoặc có khi nấu bằng bột sắn) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như màu đen của than xoan hay than lá tre, màu xanh của gỉ đồng, lá chàm, màu vàng của hoa hòe, màu đỏ của sỏi son, gỗ vang...
Tranh Đông Hồ có sức sống lâu bền và sức cuốn hút đặc biệt với người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài bời những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi với văn hóa người Việt. Đó là hình ảnh đám cưới chuột, những đàn lợn, đàn gà, những cô thiếu nữ hứng dừa hay độc đáo với cảnh đánh ghen của đôi vợ chồng trẻ...
Theo những người dân làm tranh ở làng Đông Hồ cho biết: " Du khách đến tham quan và mua tranh chủ yếu vào những dịp lễ tết, hội hè, đình đám. Còn lại vào những ngày bình thường thì cũng bán được ít, có khi không có khách. Vì vậy nhiều người đã kiếm thêm nghề phụ để làm vào những lúc rảnh rổi hoặc có người đã chuyển nghề từ làm tranh sang làm vàng mã"
Đứng trước nguy cơ bị mai một bản sắc nghề cổ truyền, đã có nhiều dự án phát triển du lịch cũng như khôi phục lại làng nghề truyền thống song làng tranh Đông hồ vẫn chưa thực sự được quan tâm đầu tư để phát triển. Hi vọng cùng với các làng nghề truyền thống khác trên cả nước, làng tranh Đông Hồ sẽ tìm được hướng đi mới cũng như tìm lại vị trí vốn có của mình để ngày càng phát triển, làm giàu thêm nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Việt.
Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh được sử dụng là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp (một loại sò vỏ mỏng ở biển) trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo hoặc có khi nấu bằng bột sắn) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như màu đen của than xoan hay than lá tre, màu xanh của gỉ đồng, lá chàm, màu vàng của hoa hòe, màu đỏ của sỏi son, gỗ vang...
Tranh Đông Hồ có sức sống lâu bền và sức cuốn hút đặc biệt với người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài bời những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi với văn hóa người Việt. Đó là hình ảnh đám cưới chuột, những đàn lợn, đàn gà, những cô thiếu nữ hứng dừa hay độc đáo với cảnh đánh ghen của đôi vợ chồng trẻ...
Theo những người dân làm tranh ở làng Đông Hồ cho biết: " Du khách đến tham quan và mua tranh chủ yếu vào những dịp lễ tết, hội hè, đình đám. Còn lại vào những ngày bình thường thì cũng bán được ít, có khi không có khách. Vì vậy nhiều người đã kiếm thêm nghề phụ để làm vào những lúc rảnh rổi hoặc có người đã chuyển nghề từ làm tranh sang làm vàng mã"
Đứng trước nguy cơ bị mai một bản sắc nghề cổ truyền, đã có nhiều dự án phát triển du lịch cũng như khôi phục lại làng nghề truyền thống song làng tranh Đông hồ vẫn chưa thực sự được quan tâm đầu tư để phát triển. Hi vọng cùng với các làng nghề truyền thống khác trên cả nước, làng tranh Đông Hồ sẽ tìm được hướng đi mới cũng như tìm lại vị trí vốn có của mình để ngày càng phát triển, làm giàu thêm nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Việt.