Loài gián
Giống như các loài côn trùng khác, gián có một hệ tuần hoàn mở, có nghĩa là máu của nó không chứa đầy các mạch máu. Don Moore III, một nhà khoa học cấp cao tại Vườn Quốc gia Smithsonian ở Washington, D.C cho biết máu ở loài gián chảy qua một cấu trúc duy nhất với 12 đến 13 ngăn.
Moore nói: “Gián và các loài côn trùng khác thở bằng các khe hở trên bề mặt cơ thể thay vì phổi, do đó máu không cần vận chuyển oxy từ nơi này đến nơi khác.” Thay vì gọi là máu, chất này được gọi là hemolymph, chứa các chất dinh dưỡng và có màu trắng hoặc vàng. Trái tim của gián cũng không tự đập. Cơ bắp trong khoang mở rộng và co lại để giúp tim gửi hemolymph đến phần còn lại của cơ thể.
Trái tim ở gián không cánh thường nhỏ hơn ở những con biết bay và trái tim của chúng đập với tốc độ tương tự trái tim của con người.
Trong số 4600 loài gián có khoảng 30 loài sống trong môi trường gần con người. Khoảng bốn loài gián được biết đến là loài gây hại. Những hóa thạch giống loài gián sớm nhất có từ kỷ Than Đá, vào khoảng 354–295 triệu năm trước đây. Tuy nhiên, những hóa thạch này khác so với những loài gián hiện đại ở chỗ chúng có cơ quan đẻ trứng dài và là tổ tiên của cả bọ ngựa lẫn gián hiện đại. Những hóa thạch đầu tiên của các loài gián hiện đại với cơ quan đẻ trứng nằm trong cơ thể xuất hiện vào đầu kỷ Creta.