Luciferase và phản ứng hóa học làm đom đóm phát sáng
Ở loài đom đóm, phản ứng hóa học khiến chúng phát sáng phụ thuộc vào một chất enzym có tên là Luciferase. “Lucifer” xuất phát từ tiếng Latin “lucis”, nghĩa là ánh sáng, và “ferre” nghĩa là mang theo. Luciferase được hiểu theo nghĩa đen là enzym mang ánh sáng.
Sự phát quang sinh học của đom đóm được hình thành bởi sự hội tụ của cách yếu tố: canxi, adenosine triphosphate (ATP), luciferan hóa học và enzym luciferase trong cơ quan ánh sáng. Khi các thành phần hóa học này kết hợp cùng với oxy, ánh sáng sẽ được tạo ra.
Các nhà khoa học gần đây đã khám phá được rằng oxit nitric có một vị trí quan trọng trong việc đưa oxy vào trong cơ quan tạo ánh sáng và bắt đầu sự phản ứng. Nếu không có oxit nitric, các phân tử oxy sẽ liên kết với mitochondria (DNA ty thể) trên bề mặt của các tế bào cơ quan ánh sáng, và không thể đi vào bên trong để kích hoạt phản ứng, vì vậy, ánh sáng không được tạo ra. Khi có mặt oxy nitric, nó sẽ đưa oxy vào trong cơ quan, phối hợp với các chất hóa học khác để phát ra ánh sáng.