Công trình kiến trúc
Người Pháp cầm quyền muốn biến Đà Lạt thành "Paris thứ hai", và điều đó đã trở thành hiện thực. Những công trình kiến trúc mang dáng dấp Tây phương, với những kiểu kiến trúc gotic, roman rất đặc trưng và đẹp nức lòng người. Vừa trang nghiêm, thiêng liêng với những nhà thờ: Nhà thờ Con Gà (nhà thờ Chánh Tòa), Nhà thờ Domain de Marie,... Vừa đầy chất nhân văn: Nhà thiếu nhi Đà Lạt, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt,... Hay đậm chất lịch sử như: Dinh Bảo Đại, ga Đà Lạt,... Là những công trình quen thuộc với những câu chuyện và giai thoại đã hấp dẫn du khách thập phương từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, để có những bức ảnh đẹp nơi đây, bạn nên đến vào bữa sớm hay chiều tà, để cảnh vật thêm cổ kính. Và đặc biệt có một số hạng mục có giờ tham quan cụ thể, hay có thu phí vào cổng đấy!
Đà Lạt từ lâu đã được giới kiến trúc công nhận là đô thị di sản với kiến trúc cổ châu Âu thế kỷ XIX. Những ai đã từng đến thành phố du lịch Đà Lạt đều không khỏi trầm trồ trước những đóa hoa kiến trúc biệt thự nằm ẩn mình dưới tán rừng thông. Có thể kể ra vài con đường tiêu biểu như: Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Nguyễn Du, Phó Đức Chính, Phan Chu Trinh... được xem là một nửa hồn đô thị Đà Lạt với hàng trăm biệt thự theo lối kiến trúc Pháp xinh xắn nằm dọc hai bên đường. Các công trình kiến trúc trên đất nước rất đa dạng, mỗi địa phương mang một phong cách kiến trúc khác nhau.
Đà Lạt ngày nay đã trở thành một thành phố du lịch nổi tiếng với hơn 200 ngàn dân, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên. Với sự nhất quán trong việc thực thi ý tưởng xây dựng một thành phố cảnh quan, các kiến trúc sư người Pháp đã tạo nên những đặc điểm nổi trội của kiến trúc đô thị Đà Lạt – như quy hoạch đô thị theo bố cục tự do, hạn chế can thiệp vào địa hình, các con phố uốn lượn theo đồi núi và thung lũng, những phân khu chức năng bố trí linh hoạt... ít có thể thấy ở những thành phố khác của Việt Nam.