Luyện tập cách ghi nhớ hệ thống
Bạn tự hỏi làm sao mà người ta có thể nhớ cả cái bảng hệ thống tuần hoàn nhiều như thế? Làm thế nào để có thể nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách giáo khoa?
Thực ra tất cả điều này đều có bí quyết cả đấy. Tất cả những gì bạn cần làm là hãy ghi nó thành dàn bài. Thực hiện đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Đọc bài
Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, hãy tóm tắt lại những gì bạn vừa đọc đươc thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3 và trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c… Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó.
Bước 2: Nhẩm trong óc:
- Lần 1: Bạn hãy "nhẩm trong óc" từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên thì dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.
- Lần 2: Hãy nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.
- Lần 3: Bạn hệ thống lại bài và tiến hành đặt câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.
Bước 3: Ghi ra giấy
Bạn hãy ghi ra giấy các công thức, những định lý, định đề. Lưu ý khi ghi bạn chỉ nên tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, tốn thời gian.
Thực ra tất cả điều này đều có bí quyết cả đấy. Tất cả những gì bạn cần làm là hãy ghi nó thành dàn bài. Thực hiện đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Đọc bài
Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, hãy tóm tắt lại những gì bạn vừa đọc đươc thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3 và trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c… Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó.
Bước 2: Nhẩm trong óc:
- Lần 1: Bạn hãy "nhẩm trong óc" từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên thì dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.
- Lần 2: Hãy nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.
- Lần 3: Bạn hệ thống lại bài và tiến hành đặt câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.
Bước 3: Ghi ra giấy
Bạn hãy ghi ra giấy các công thức, những định lý, định đề. Lưu ý khi ghi bạn chỉ nên tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, tốn thời gian.