Lý Phương Thuận
Bà có thể được coi là người con gái đầu tiên tham gia vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Lý Phương Thuận (còn có bí danh là Hoàng Lệ Minh, Lý Tiểu Muội, Ngô Ứng Thuận, Lý Sâm, Lý Tâm, Lê Thị Tâm, Lý Tam, cô Ba) tên thật là Nguyễn Thị Tích, sinh năm 1916 tại Nghệ An. Bà mất mẹ lúc mới ba tháng tuổi. Thân sinh bà là ông Nguyễn Trọng Quyến một trong những người tham gia Cách mạng từ những năm 1929-1930. Tháng 4/1931, Lý Phương Thuận nhận được chỉ thị về giúp việc trong cơ quan bí mật của Việt Nam thanh niên cách mạng ở Hồng Kông, được giao nhiệm vụ dịch tài liệu và giao liên bí mật. Tháng 7/1931, khi Bác Hồ lúc này lấy tên là Tống Văn Sơ bị mật thám Anh bắt tại Hồng Kông. Lý Phương Thuận cũng bị bắt. Nhưng vì không có đủ chứng cứ buộc tội nên đã được tha. Sau đó Lý Phương Thuận vào làm công nhân ở nhà máy Điện Kỳ (sản xuất pin đèn). Làm việc ở nhà máy Điện Kỳ một năm, Lý Phương Thuận được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó vừa tròn 18 tuổi. Năm 1933, Lý Phương Thuận theo lời giới thiệu của Bác đã tìm cách sang Nhật tạm thời cư trú nhờ sự giúp đỡ của Cường Để. Cường Để bị Nhật trục xuất, bà lại phải trở lại Quảng Châu, tiếp tục vào làm việc tại nhà máy Điện Kỳ rồi về Thượng Hải làm công nhân ở một nhà máy đóng giày. Tại đây, Lý Phương Thuận gặp ông Đỗ Đăng Trình và biết tình hình Thượng Hải sắp có biến, nên lại chạy về Quế Châu và mất liên lạc hoàn toàn với đoàn thể, bà làm nghề bán báo để tự nuôi sống. Cuối tháng 8/1945, đang ở Quế Châu, Lý Phương Thuận được tin trong nước đã tổng khởi nghĩa và tìm đường trở về. Về đến HN, bà làm trinh sát đặc biệt chống Tưởng trong vai tiếp viên bàn tại khách sạn Thăng Long.
Nguyên Oanh 2017-03-18 17:07:41
Nụ cười phúc hậu của Lý Phương Thuận