Dân tộc Si La
Top 5 trong Top 5 Dân tộc ít người nhất nước ta
Tên tự
gọi: Si La
Tên gọi khác: Cú Dé Xử, Khả Pẻ
Dân số: 840 người (Tổng cục Thống kê năm 2009).
Ngôn ngữ và chữ viết: Tếng nói của người Si La thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, ngữ hệ Hán - Tạng. Người Si La chưa có chữ viết riêng. Địa bàn cư trú: Người Si La sống tập trung ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Nguồn gốc lịch sử: Người Si La có nguồn gốc xa xưa ở Tây Tạng (Trung Quốc), qua Lào đến lập nghiệp ở Việt Nam khoảng 150 năm nay.
Tổ chức cộng đồng: Người Si La có nhiều dòng họ. Các dòng họ đều kiêng ăn thịt mèo. Quan hệ trong họ khăng khít, chặt chẽ. Trưởng họ là người đàn ông cao tuổi nhất, có vai trò quan trọng đối với các thành viên và có trách nhiệm tổ chức sinh hoạt chung của họ mình, đặc biệt là việc thờ cúng. Trong xã hội, ngoài trưởng họ, người Si La rất coi trọng các thầy mo.
Đặc điểm kinh tế: Trườc kia người Si La quen du cư, du canh, gần đây đã biết kết hợp vừa làm nương, vừa làm ruộng nước. Đồng bào trồng lúa, ngô, săn bắt, hái lượm và chăn nuôi.
Phong tục tập quán:
Ăn: Xưa kia người Si La quen dùng cơm nếp, gần đây ăn cơm tẻ nhiều hơn. Thực phẩm chủ yếu được cung cấp từ săn bắt, hái lượm.
Ở: Người Si La sống quây quần thành bản nhỏ, kín đáo, ở nhà đất hay nhà vách nứa, thường không có vườn. Bếp đặt ở giữa nhà.
Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu dùng gùi đeo qua trán khi đi nương rẫy, dùng mảng để đi lại trên sông.
Hôn nhân: Trai gái yêu nhau được quan hệ với nhau, người con trai được ngủ qua đêm tại nhà người yêu của mình và phong tục cưới hỏi của người Si La cũng rất đặc sắc họ làm lễ cưới hai lần. Lần đầu đón cô dâu về nhà chồng, lần thứ hai sau một năm. Nhà trai phải có khoản tiền cưới trao cho nhà gái mới được đón dâu về nhà mình. Tang ma: Quan tài làm bằng một khúc gỗ bổ đôi khoét rỗng. Mộ táng bao giờ cũng đặt phía dưới bản. Không có tục cải táng hay tảo mộ.
Tín ngưỡng: Người Si La thờ cúng theo các dòng họ. Mỗi gia đình lập bàn thờ cúng tổ tiên.
Trang phục: Phụ nữ mặc váy chàm, áo ngắn cài cúc bên nách phải, trên áo phía trước đưục thêu đính nhiều xu bạc, vấn khăn có tết sợi chỉ màu sắc. Cách vấn khăn thường biểu thị tình trạng hôn nhân. Nam giới mặc quần chân què lá tọa và áo khuy vải có hai túi lớn ở hai vạt trước và cũng quấn khăn trên đầu.
Đời sống văn hóa: Người Si La hát giao duyên giữa nam nữ thanh niên, hát sử ca. Ngày tết năm mới vào đầu tháng 12 âm lịch. Ngoài ra họ còn ăn tết cơm mới. Các em nhỏ Si La thường chơi các đồ chơi tự chế từ tre gỗ hay đất sét. Đồng thời, chúng cũng có các trò chơi tập thể rất vui nhộn.
Tên gọi khác: Cú Dé Xử, Khả Pẻ
Dân số: 840 người (Tổng cục Thống kê năm 2009).
Ngôn ngữ và chữ viết: Tếng nói của người Si La thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, ngữ hệ Hán - Tạng. Người Si La chưa có chữ viết riêng. Địa bàn cư trú: Người Si La sống tập trung ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Nguồn gốc lịch sử: Người Si La có nguồn gốc xa xưa ở Tây Tạng (Trung Quốc), qua Lào đến lập nghiệp ở Việt Nam khoảng 150 năm nay.
Tổ chức cộng đồng: Người Si La có nhiều dòng họ. Các dòng họ đều kiêng ăn thịt mèo. Quan hệ trong họ khăng khít, chặt chẽ. Trưởng họ là người đàn ông cao tuổi nhất, có vai trò quan trọng đối với các thành viên và có trách nhiệm tổ chức sinh hoạt chung của họ mình, đặc biệt là việc thờ cúng. Trong xã hội, ngoài trưởng họ, người Si La rất coi trọng các thầy mo.
Đặc điểm kinh tế: Trườc kia người Si La quen du cư, du canh, gần đây đã biết kết hợp vừa làm nương, vừa làm ruộng nước. Đồng bào trồng lúa, ngô, săn bắt, hái lượm và chăn nuôi.
Phong tục tập quán:
Ăn: Xưa kia người Si La quen dùng cơm nếp, gần đây ăn cơm tẻ nhiều hơn. Thực phẩm chủ yếu được cung cấp từ săn bắt, hái lượm.
Ở: Người Si La sống quây quần thành bản nhỏ, kín đáo, ở nhà đất hay nhà vách nứa, thường không có vườn. Bếp đặt ở giữa nhà.
Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu dùng gùi đeo qua trán khi đi nương rẫy, dùng mảng để đi lại trên sông.
Hôn nhân: Trai gái yêu nhau được quan hệ với nhau, người con trai được ngủ qua đêm tại nhà người yêu của mình và phong tục cưới hỏi của người Si La cũng rất đặc sắc họ làm lễ cưới hai lần. Lần đầu đón cô dâu về nhà chồng, lần thứ hai sau một năm. Nhà trai phải có khoản tiền cưới trao cho nhà gái mới được đón dâu về nhà mình. Tang ma: Quan tài làm bằng một khúc gỗ bổ đôi khoét rỗng. Mộ táng bao giờ cũng đặt phía dưới bản. Không có tục cải táng hay tảo mộ.
Tín ngưỡng: Người Si La thờ cúng theo các dòng họ. Mỗi gia đình lập bàn thờ cúng tổ tiên.
Trang phục: Phụ nữ mặc váy chàm, áo ngắn cài cúc bên nách phải, trên áo phía trước đưục thêu đính nhiều xu bạc, vấn khăn có tết sợi chỉ màu sắc. Cách vấn khăn thường biểu thị tình trạng hôn nhân. Nam giới mặc quần chân què lá tọa và áo khuy vải có hai túi lớn ở hai vạt trước và cũng quấn khăn trên đầu.
Đời sống văn hóa: Người Si La hát giao duyên giữa nam nữ thanh niên, hát sử ca. Ngày tết năm mới vào đầu tháng 12 âm lịch. Ngoài ra họ còn ăn tết cơm mới. Các em nhỏ Si La thường chơi các đồ chơi tự chế từ tre gỗ hay đất sét. Đồng thời, chúng cũng có các trò chơi tập thể rất vui nhộn.