Tết Việt Nam là tết Trung Quốc chứ hay ho gì, bản sắc gì mà khư khư giữ lấy? (ý kiến của Giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia Phạm Chi Lan và một số người)

Thứ lịch mà dân gian ta hay gọi là "Âm lịch" hay "Lịch ta" để phân biệt với lịch Công giáo (Tây lịch hay Dương lịch) thực ra là một dạng Âm - dương lịch, có tính đến chu kỳ vận động của cả mặt trăng và mặt trời. Âm - dương lịch Đông Á ra đời dựa trên nhu cầu tính toán thời tiết, con nước thủy triều, thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa mưa mà điều này là điều cực kỳ cần thiết của các cư dân nông nghiệp lúa nước. Các chứng cứ khảo cổ phát lộ từ nền văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam cách đây 2 đến 3 vạn năm chứng minh rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước. Đến thời Hùng Vương cách đây, 2.000 - 3.000 năm, hoa văn trên các trống đồng (nhiều trống có 12 tia sáng trung tâm trên một vòng tròn, vòng tròn đôi khi được chia đều bằng 4 cung đại diện cho 4 mùa trong năm, 3 tia trên một cung đại diện cho 3 tháng mỗi mùa). Nó cho thấy cách tính lịch dựa trên chu kỳ mặt trăng - mặt trời đã hiện diện ở Việt Nam trước khi văn hóa Hán bắt đầu tràn xuống phương Nam theo chân các đoàn quân xâm lược.


Theo Lương Khải Siêu, triết gia, nhà cải cách lớn của Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thì tộc người Hán (Hoa) có gốc là các cư dân chăn nuôi du mục và làm nông nghiệp khô (trồng mạch, kê) ở vùng thượng - trung lưu Hoàng Hà. Họ chưa có nhu cầu cấp thiết phải có hệ thống Âm-dương lịch. Nhu cầu đó chỉ xuất hiện khi họ bắt đầu tiến về hạ lưu Hoàng Hà và tiến vào lưu vực Trường Giang - những nơi thuận lợi cho làm lúa nước. Do vậy, chính người Trung Quốc đã học cách tính lịch của các cư dân nông nghiệp lúa nước phía nam sông Dương Tử - địa bàn cư trú của các cư dân khối Bách Việt cổ - mà người Việt Nam (nhóm Tây Âu - Lạc Việt) là một bộ phận. Có lẽ người Hán đã phát triển và hoàn thiện cách tính lịch này lên đến đỉnh cao nhưng nó vẫn là thành tựu phát minh của các cư dân cổ làm lúa nước người Việt. Âm-dương lịch gắn với lịch sử các dân tộc Đông Á suốt hàng ngàn năm nên ngày nay nó đã trở thành một tài sản chung của cả khu vực. Cho nên không thể nói tết Việt là tết Trung Quốc mà phải nói ngược lại: TẾT TRUNG QUỐC CÓ NGUỒN GỐC TỪ TẾT VIỆT!


Cho nên, nói bỏ tết Việt vì đó là tết Trung Quốc là sự ngộ nhận tai hại về lịch sử. Đó là chưa nói đến đặc trưng văn hóa, phong tục trong tết Việt cũng có nhiều điểm khác biệt với các quốc gia Đông Á khác.

Tết Việt Nam không phải tết Trung Quốc
Tết Việt Nam không phải tết Trung Quốc

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy