Nhiều bạn trẻ nói: "Phản ánh sự phát triển của nền kinh tế thì nhiều nước phương Tây nghỉ đông dài ngày, kinh tế họ vẫn phát triển. Nếu ở các nước đó, dịp Giáng sinh, Tết Dương lịch là ngày đoàn tụ gia đình, thì Việt Nam cũng có Tết Nguyên đán với cùng ý nghĩa trên, Tết ta nên gộp Tết Tây?"
Thực ra đây là một suy nghĩ nhưng đại diện cho rất nhiều bạn trẻ bởi xuất phát từ thực tế. Tuy nhiên, nhắc đến Tết nguyên đán là dịp đất nước ta với biết bao phong tục tập quán từ ngàn đời được thực hiện. Bên cạnh đó là những nét đẹp về tình người, về lòng yêu nước. Nếu ép buộc thay đổi ngày tết ta tức ngày tụ họp gia đình thành Giáng sinh như Tây, thì không khí quây quần với người Việt có còn ý nghĩa không, có tự nhiên không?
“Tết ta ý nghĩa ở chỗ nhà nhà người người trở về quê ăn tết, gia đình sum họp. Ngày đầu năm, bao nhiêu phiền muộn của năm cũ phải được gạt bỏ hết. Chỉ giữ cái mới, niềm vui, lạc quan để sống một năm tích cực hơn, máu lửa hơn. Ý nghĩa này được truyền cả ngàn năm nay, nó tạo thành một nét văn hóa tốt đẹp. Không ở đâu tự dưng có những ngày mà nhà nhà vui, người người vui, đâu đâu cũng được lan truyền năng lượng tích cực cùng một lúc như vậy”.
Ở nước ngoài, Giáng Sinh là một ngày lễ trong công giáo, được nhiều quốc gia phương Tây công nhận là ngày lễ quốc gia bởi có đông đảo người công giáo. Tuy nhiên ở Việt Nam, số lượng người theo công giáo không thực sự nhiều. Người công giáo vẫn có thể đón Giáng Sinh tại các nhà thờ và gia đình mình nhưng để bắt đông đảo người dân Việt Nam, vốn xa lạ với ngày lễ Giáng Sinh (những người chững tuổi còn chẳng biết Giáng Sinh vào ngày nào) là điều không thể. Và bởi vì Giáng Sinh không có ý nghĩa nhiều với số đông người Việt, việc nghỉ lễ từ hôm đó là hết sức vô lý, không khích lệ động viên tinh thần và trở thành ngày ăn chơi vô bổ cho một bộ phận không nhỏ người Việt Nam (thay vì các hoạt động lau dọn sắm sửa nhà cửa, làm cơm cúng tổ tiên, làm lễ ông Công ông Táo, đi tảo mộ, đi chúc Tết...)