Một số điều cần lưu ý
Chính kiến: Trong các đề tài, dù là tin hay phóng sự, người viết đều phải có chính kiến. Chính kiến là biểu hiện cụ thể, trực tiếp quan điểm, thái độ của phóng viên trước sự kiện, vấn đề đó. Chi tiết có nhiều nhưng chính kiến chỉ có một, chưa có sự kiện thì chưa thể có thái độ. Có hai cách biểu đạt chính kiến:
- Trực tiếp: "Theo chúng tôi" là phải thế này.
- Gián tiếp: Mượn lời người khác để bộc lộ.
Sự kiện là khách quan. Chính kiến là chủ quan. Phải làm sao để khéo léo thể hiện để người đọc dễ chấp nhận là cái tài của mỗi người.
Định kiến: Với nhà báo thì định kiến là một thói xấu, nó ngăn cản nhà báo nhìn nhận vấn đề đúng với bản chất.
Sự cẩn thận, tỉnh táo: Tai có thể nghe nhầm, mắt có thể nhìn nhầm, trí nhớ cũng có thể nhầm, và người cung cấp thông tin cũng có thể nhầm bởi vậy ta phải kiểm tra các thông tin thu lượm được. Việc này mất công nhưng không thể không làm. Sự cẩn thận không bao giờ thừa, bởi vì nếu không thẩm tra, để lỗi lên báo thì dù chỉ là lỗi nhỏ, bài báo cũng không còn giá trị. Với người nổi tiếng thì sự chủ quan trong quá trình tìm hiểu sự việc sẽ để lại hậu quả đau đớn.