Ngân Giang (1916 - 2002)

Nữ thi sĩ Ngân Giang (1916 - 2002), tên thật là Đỗ Thị Quế, xuất thân trong một gia đình Nho học tại phố Hàng Trống, Hà Nội. Ngoài ra, bà còn có các bút danh khác: Hạnh Liên, Đỗ Quế Anh, Nguyệt Quyên.


Ông ngoại bà là hậu duệ của chúa Trịnh Sâm, ông nội là một nho sĩ nổi tiếng Bắc Hà, bạn thân của thi hào Nguyễn Du, cha bà cũng là người nổi tiếng. Mới lên 8 tuổi, bà đã có bài thơ đầu tiên tên "Vịnh Kiều" đăng trên báo Đông Pháp với bút danh Nguyệt Quyên. Năm 16 tuổi, bà in tập thơ đầu Giọt lệ xuân, bút danh Hạnh Liên, nhà xuất bản Tân Dân ấn hành.


Năm 20 tuổi, bà viết cho tờ Ngọ báo, Bắc Hà. Năm 21 tuổi, bà có thơ in chung trong cuốn Duyên văn. Khi 22 tuổi, bà rời Hà Nội vào Sài Gòn, viết cho Điện Tín nhật báo, và báo Mai. Sau đó, bà trở ra Hà Nội viết cho Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Đàn bà... Năm 1939, thi phẩm "Trưng nữ vương" ra mắt, gây tiếng vang trên thi đàn. Đầu năm 1944, bà tham gia mặt trận Việt Minh. Cũng trong năm này, bà cho in tập thơ Tiếng vọng sông Ngân.

Năm 1945, bà bị bắt và bị giam một tháng. Khi được tha, bà tham gia giành chính quyền rồi được cử làm Trưởng đoàn phụ nữ Cứu quốc Hà Nội, sau phụ trách Phòng Tuyên truyền đường lối chính sách của Mặt trận Việt Minh. Năm 1946, Ngân Giang phụ trách Ban Lễ tân Bộ Nội vụ. Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, bà ra chiến khu công tác tại Sở tuyên truyền liên khu I. Sau đó, bà quay về Hà Nội, làm thơ đăng trên các báo Hồ Gươm, Quê hương, Tia sáng, Giang sơn... ký bút danh Nàng không tên. Năm 1957, bà được kết nạp vào Hội Nhà Văn Việt Nam, làm việc tại Hội. Bà vào Hợp tác xã thêu ren. Khi không còn đủ sức, bà mở quán bán hàng nước đến khi mất. Bà là mẹ của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh.


Nữ sĩ Ngân Giang nổi tiếng là một nhà thơ nữ thời tiền chiến và góp cho đời nhiều áng thơ hay lại bị các nhà phê bình văn học lãng quên. Điều ấy có phải ứng với bốn chữ mà ta vẫn thường hay nói "tài hoa bạc mệnh".


Trong sự nghiệp sáng tác, bà vẫn gắn bó với thể thơ Đường luật hoặc các thể thơ dân tộc trong khi nhiều nhà thơ lãng mạn cùng thời chịu ảnh hưởng của văn chương phương Tây. Nguồn mạch chủ yếu trong thơ bà là nỗi buồn man mác của những mối tình dang dở, bất hạnh.


Tác phẩm tiêu biểu như: Giọt lệ xuân (nhật ký và thơ dưới bút danh Hạnh Liên), Nhà xuất bản Tân Dân 1932; Tiếng vọng sông Ngân, Nhà xuất bản Lê Cường 1944; Ba tập Thơ Ngân Giang, Nhà xuất bản Phụ Nữ 1989 - Nhà xuất bản Trẻ 1991 - Nhà xuất bản Phụ Nữ 1994....

Nữ thi sĩ Ngân Giang lúc tuổi già (tay trái)
Nữ thi sĩ Ngân Giang lúc tuổi già (tay trái)
Ngân Giang (1916 - 2002)
Ngân Giang (1916 - 2002)

Top 5 Nữ nhà báo, nhà thơ nổi tiếng nổi tiếng nhất tại Việt Nam

  1. top 1 Anh Thơ (1921 - 2005)
  2. top 2 Ngân Giang (1916 - 2002)
  3. top 3 Xuân Quỳnh (1942 - 1988)
  4. top 4 Phan Thị Thanh Nhàn (sinh năm 1943)
  5. top 5 Lâm Thị Mỹ Dạ (sinh năm 1949)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy