Ngành thương mại Quốc tế
Thương mại quốc tế là các hoạt động giao dịch bao gồm hàng hóa, dịch vụ giữa các công ty hoặc tổ chức ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. So với giao thương trong nước, thương mại quốc tế phức tạp hơn nhiều do sự khác biệt về văn hóa, tuân thủ các thỏa thuận, hiệp định và nguyên tắc đặt ra giữa quốc gia tham gia kí kết.
Thương mại quốc tế là một lĩnh vực trọng điểm nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào việc phân công lao động quốc tế, góp phần không nhỏ trong tăng cường tiềm lực kinh tế và làm giàu cho đất nước, qua đó cải thiện đời sống của người dân. Thương mại quốc tế phát triển đến mức đã trở thành một phần không thể thiếu trong sự phồn vinh toàn cầu. Cùng sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chúng ta đã chứng kiến vô số mạng lưới phân phối, chuỗi cung ứng trung tâm vận tải nở rộ, làm đơn giản hóa quy trình mua bán trên toàn thế giới. Các công việc liên quan đế ngành thương mại quốc tế có thể kể đến là chuyên viên xuất nhập khẩu, chuyên viên kho vận, chuyên viên Marketing và phát triển thị trường. Chuyên viên ngoại giao, xúc tiến thương mại, đầu tư quốc tế, chuyên viên chứng từ, chuyên viên khai báo hải quan, chuyên viên thanh toán quốc tế. Chuyên viên tài chính quốc tế, giảng viên đào tạo và nghiên cứu về thương mại quốc tế. Trong thực tế, mức lương của nhân sự làm việc trong ngành thương mại quốc tế rất đa dạng, tùy thuộc vào kinh nghiệm, vị trí làm việc và trách nhiệm ở mỗi công việc.
Với các vị trí nhân viên và chưa có kinh nghiệm làm việc thì lương dao động trong khoảng từ 5 – 9 triệu đồng/tháng. Khi đã có kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc, bạn sẽ đạt được mức lương từ 12 – 15 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, nếu kinh nghiệm dày dặn hoặc làm các chức danh quản lý, mức lương ngành thương mại quốc tế có thể đạt mức 20 – 40 triệu đồng/tháng.