Ngọn lửa ở đền Jwalamukhi
Ngọn lửa cháy mãi ở đền Jwalamukhi, Ấn Độ.Ở Việt Nam, các bạn có từng nghe về vùng đất đỏ Tây Nguyên hay chưa? Không đơn giản như cấu tạo địa lí, vùng đất này được người dân lưu lại với truyền thuyết về rồng: khi xưa, có một con rồng rất hung dữ và làm nhiều điều ác, nhưng những con người dũng cảm ở đây đã quyết mình chiến đấu với con rồng. Sau nhiều lần chiến đấu, con rồng bị người dân đánh bại, máu rồng chảy thành sông và thấm vào đất, tạo nên vùng đất đỏ ở Tây Nguyên bây giờ. Vâng, có lẽ truyền thuyết này cũng không liên quan đến ngọn lửa ở đền Jwalamukhi cho lắm (cười ngại), nhưng điều tôi muốn nói là mỗi thứ trên thế giới này đều có truyền thuyết của nó, và ngọn lửa ở đền Jwalamukhi cũng vậy.
Thật ra truyền thuyết về vùng đất đỏ cũng có nét tương đồng với truyền thuyết về ngọn lửa ở đền Jwalamukhi, đó là những gì còn lại của một phần thân xác, nhưng rùng rợn hơn, ở đền Jwalamukhi là một phần thân xác người.
Theo truyền thuyết Hindu, Daksha là một trong những người con của Chúa Brahma cư trú ở Tây Bắc. Lưu truyền lại rằng, Sati (con gái út của Daksha, Daksha có rất rất nhiều con) và chúa tể Shiva (chồng của cô) không được Daksha chấp nhận, ông rất không thích Shiva. Trong một bữa tiệc, vua Prajapati Daksha đã làm nhục Sati, khiến nàng căm phẫn nhảy vào lửa hiến tế, tự thiêu mình. Để trả thù, Shiva đã chặt đầu của Daksha và sát phạt đất nước này, ông lang thang đi khắp nơi với cơ thể không trọn vẹn của vợ mình.
Cuối cùng, thần Vishnu cắt cơ thể của Sati thành nhiều mảnh rải khắp những nơi mà Shiva đi qua. Một phần lưỡi của Sati rơi vào đền Jwalamukhi, nơi này về sau được thờ Nữ Thần Ánh Sáng. Được cho là linh thiêng, nhất là ngọn lửa trong ngôi đền cứ rực cháy mãi như thế này.