Người mẹ ăn xin
Có một người mẹ rất yêu thương con trai của mình, mặc dù nhà nghèo nhưng bà luôn cố gắng tìm cách để con trai được đến trường học tập.
Công việc của bà là mang bao đi từng nhà để xin gạo cho con được no bụng và có tiền đến trường. Vì bà biết nếu con trai và hàng xóm biết, con bà sẽ xấu hổ mà không chịu đi học nữa, nên bà thường đến những nơi rất xa để xin gạo. Từng ngày như thế trôi qua, đứa con của bà cũng vào được đại học bằng những nắm gạo mà mẹ cậu đi xin mà chẳng hề biết gì về công việc của bà.
Ngày cậu nhập học cũng là ngày mẹ đã già và bao khoản phí đè nặng trên vai người mẹ ấy. Ngày ấy, sinh viên đi học sẽ ở bán trú nên mỗi gia đình phải gửi gạo lên để nhà bếp nấu ăn cho sinh viên. Cứ đầu mỗi tháng người mẹ lại mang vài trăm nghìn và một bao gạo lên cho nhà bếp. Bà không để cho người con biết, bà lặng lẽ đi từ cổng sau để mang gạo vào nhà bếp trường.
Khi đến nhà bếp, người đầu bếp thấy một bà cụ gương mặt nhăn nheo, đôi mắt sâu và làn da rám nắng. Người đầu bếp hỏi bà đi đâu, bà nói “Tôi mang gạo đến nộp cho con tôi”. Người đầu bếp mở bao gạo ra kiểm tra, không khỏi ngạc nhiên pha lẫn khó chịu rồi nói “Bà mang gạo về đi, chúng tôi không nhận nhiều thứ gạo bỏ cùng một bao như thế này”. Bà lão cúi gầm mặt xuống, với vẻ cầu xin và nói “Nhà tôi nghèo lắm, tôi chỉ có gạo thế này xin anh nhận dùm cho”. Thấy vẻ mặt bà lão tội nghiệp, người đầu bếp đành nhận và dặn: “Lần sau tôi không nhận gạo như thế này nữa đâu”. Nói xong bà lão cúi đầu cảm ơn rồi lặng lẽ ra về.”
Rồi 1 tháng lại trôi qua, bà lại mang bao gạo với rất nhiều loại gạo như trước, bà cố gắng nài nỉ để người đầu bếp nhận, lần này anh ta rất cáu gắt nhưng vẫn nhận. Trong lòng anh ta tự nhủ, tháng sau tôi sẽ không nhận thứ gạo này, nấu cơm thật khó khăn.
Lại 1 tháng nữa, bà lão vẫn cứ mang thứ gạo như những lần trước, lần này người đầu bếp mắng bà: “Tôi đã nói với bà rồi, tôi không nhận gạo này nữa. Bà đem về đi!”. Lần này, bà ngồi phệt xuống đất, những giọt nước mắt bắt đầu lăn trên gương mặt gầy, bà nói: “Tôi xin lỗi, nhưng thực sự không còn cách nào khác, xin anh đừng báo với hiệu trưởng, tôi xin đừng để con trai tôi biết, vì đây là gạo hằng ngày tôi đi xin được nên nó mới như thế.” Nghe đến đây, người đầu bếp lặng người đi, ngồi xuống đỡ bà cụ lên và nói: “Cho tôi xin lỗi, tôi không biết chuyện này. Tôi sẽ báo chuyện với Hiệu Trưởng nhưng không để con bà biết đâu, bà yên tâm.”