Nguồn gốc của loài lười
Lười hiện tại có họ hàng với loài lười mặt đất là loài lười cổ đã bị tuyệt chủng. Chúng không có răng nanh, sống trên mặt đất và có quan hệ họ hàng với loài lười ngày nay. Lười mặt đất có bộ móng sắc nhọn có thể đứng thẳng bằng hai chân sau. Chúng dài gần 6m và có trọng lượng 4 tấn bằng trọng lượng của một con voi châu Phi. Lười mặt đất là động vật có vú, di chuyển chậm chạp và ăn cỏ. Các móng vuốt sắc nhọn giúp nó có thể bám vào cành cây móc lá để ăn.
Những con lười đang sống trên cây hiện nay là hậu duệ của loài lười có vú, thân hình khá lớn. Khi thực phẩm trên cạn không còn phong phú thì những con lười cổ xưa này bắt đầu lần mò ra biển để tìm thức ăn. Khi khan hiếm thức ăn, những con lười xưa có thể lặn xuống biển để nhấm nháp rong cỏ ở vùng nước nông rồi sau đó có thể lội biển xa hơn và lặn sâu hơn. Tuy nhiên, loài lười không chuyển hẳn sang sống môi trường biển mà đó chỉ là giải pháp tình thế khi khó khăn.