Nhà thơ Bàn Tài Đoàn
Top 2 trong Top 5 nhà thơ, nhà văn dân tộc Cao Bằng
Bàn Tài Đoàn (1913-2007) là nhà thơ dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thuộc xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Mỗi khi nhắc đến Bàn Tài Đoàn là nhớ đến một hồn thơ đằm thắm, gần gũi với thiên nhiên, nói lên tiếng nói của người đồng bào dân tộc Dao sinh sống tại mảnh đất biên cương Cao Bằng.
Với tình yêu quê hương vô hạn, những sáng tác của ông chủ yếu tập trung vào hai chủ đề chính:
Thứ nhất, là những bài thơ viết về cảm xúc của ông trước cuộc đời mới của người đồng bào dân tộc mình, những đổi thay trong cuộc sống của đồng bào khi ngọn lửa cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đem đến với quê hương. Trong chủ đề này có thể kể đến một số tác phẩm như Muối cụ Hồ (1960), Xuân về trên núi (1963),..
Thứ hai là những bài thơ viết theo thể trường ca, bằng nghệ thuật tài tình và sự sáng tạo, khéo léo, ông đã sử dụng linh hoạt thể thơ Đường Luật viết nên những bản trường ca về những vấn đề mang tính thời sự hoặc ca ngợi về cuộc đời của những con người mang tầm vóc lịch sử. Một số tác phẩm thuộc chủ đề này của ông như Đường sáng và Kể chuyện đời.
Trong thơ của ông, bạn đọc luôn cảm nhận được quê hương là điều vô cùng thiêng liêng và quan trọng, thể hiện qua từng gốc cây, ngọn cỏ, qua núi rừng xanh bạt ngàn và những ngọn núi cao chọc trời.
Với tình yêu quê hương vô hạn, những sáng tác của ông chủ yếu tập trung vào hai chủ đề chính:
Thứ nhất, là những bài thơ viết về cảm xúc của ông trước cuộc đời mới của người đồng bào dân tộc mình, những đổi thay trong cuộc sống của đồng bào khi ngọn lửa cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đem đến với quê hương. Trong chủ đề này có thể kể đến một số tác phẩm như Muối cụ Hồ (1960), Xuân về trên núi (1963),..
Thứ hai là những bài thơ viết theo thể trường ca, bằng nghệ thuật tài tình và sự sáng tạo, khéo léo, ông đã sử dụng linh hoạt thể thơ Đường Luật viết nên những bản trường ca về những vấn đề mang tính thời sự hoặc ca ngợi về cuộc đời của những con người mang tầm vóc lịch sử. Một số tác phẩm thuộc chủ đề này của ông như Đường sáng và Kể chuyện đời.
Trong thơ của ông, bạn đọc luôn cảm nhận được quê hương là điều vô cùng thiêng liêng và quan trọng, thể hiện qua từng gốc cây, ngọn cỏ, qua núi rừng xanh bạt ngàn và những ngọn núi cao chọc trời.