Nhà thờ Hồi giáo Suleymaniye - Thổ Nhĩ Kỳ
Nằm trên ngọn đồi thứ ba của Istanbul-Thổ Nhĩ Kỳ, nhà thờ Hồi giáo Suleymaniye là một trong những công trình vĩ đại và đẹp nhất. Được ủy quyền bởi quốc vương Suleyman I, cùng với sự thiết kế bởi kiến trúc sư hoàng gia Mimar Sinan. Phía sau bức tường Qibla là một vòng vây chứa các lăng mộ hình bát giác riêng biệt của Suleiman the Magnificent và vợ của ông là Hurrem Sultan (Roxelana). Trong 462 năm, nơi đây luôn là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất trong thành phố, cho đến khi nó bị nhà thờ Hồi giáo Camlica vượt mặt vào năm 2019. Tuy nhiên, Suleymaniye vẫn là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất của Istanbul.
Xây dựng dưới triều đại Ottoman, nó đặc biệt được sử dụng đá cẩm thạch, đá Granit cùng đá xốp. Không gian bên trong trang trí tinh tế với việc sử dụng rất có kiểm soát gạch Iznik, đá cẩm thạch trắng, ngà voi, ngọc trai. Dòng chữ Ả Rập phía trên cổng phía bắc khắc bằng chữ Thuluth ở ba tấm đá cẩm thạch - nó cho biết ngày thành lập vào năm 1550 và ngày khánh thành là năm 1557. Nhưng trên thực tế, quy hoạch của nhà thờ bắt đầu trước năm 1550 và các phần của khu phức hợp không được hoàn thành cho đến sau năm 1557.
Suleymaniye đã bị hư hại trong trận hỏa hoạn lớn năm 1660, đồng thời được phục hồi bởi Sultan Mehmed IV. Một phần mái vòm bị sập trong trận động đất năm 1766, việc sửa chữa sau đó đã làm hỏng những thứ còn lại trong trang trí ban đầu của kiến trúc sư Sinan. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất , sân trong được sử dụng làm kho vũ khí, khi một số đạn dược bốc cháy, nhà thờ lại phải hứng chịu một đám cháy khác. Mãi đến năm 1956, nó mới được khôi phục hoàn toàn, các phần của khu phức hợp xung quanh tiếp tục được khôi phục trong thập kỷ sau.