Những ai nên và không nên nội soi dạ dày?
Top 4 trong Top 7 Quy trình nội soi dạ dày
Đối tượng nên nội soi dạ dày:
- Người có triệu chứng bất thường như: đau vùng ngực, đau thượng vị, buồn nôn, nôn, ợ hơi, khó tiêu, đi phân đen, đi ngoài ra máu…
- Bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính nên nội soi dạ dày định kỳ (2 lần/năm), viêm dạ dày mức độ nhẹ và trung bình nên nội soi 3 năm/lần.
- Đối tượng có lối sống không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc, uống rượu, bia.
- Người có người thân mắc các bệnh về dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày, đồng thời phát hiện những bất thường ở vùng bụng trên.
- Tầm soát phát hiện sớm ung thư dạ dày – thực quản.
Khi bác sĩ có chỉ định nội soi, người bệnh nên phối hợp nhiệt tình. Nội soi dạ dày là một thủ thuật khá an toàn, được áp dụng phổ biến nên người bệnh không cần quá lo lắng. Sau một thời gian điều trị, bệnh nhân cần được nội soi lại để đánh giá kết quả.
Đối tượng không nên nội soi dạ dày:
Hiện nội soi dạ dày không có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên bác sĩ có thể hoãn nội soi nếu nghi ngờ bệnh nhân:
- Bỏng do uống axit
- Thủng dạ dày hoặc thủng ở những nơi khác trong ống tiêu hóa
- Suy tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim
- Suy hô hấp
- Có túi phình lớn ở động mạch chủ hoặc có túi thoát vị ở thực quản
- Mắc chứng bệnh tâm thần không phối hợp
- Mới ăn no