Những loài kiến thường gặp tại Việt Nam

Dưới đây là những loài kiến rất phổ mà bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu:


Kiến hôi (hay còn gọi là kiến riệng):

  • Hình dáng:
    • Kiến này có tên khoa học là Tapinoma session
    • Có màu nâu hay đen, có 6 chân
    • Dài từ 1/16 đến 1/8 inh
    • Râu có 12 đốt và không kết thúc bằng một đầu chùy to
  • Thói quen:
    • Ăn hầu hết các thức ăn trong nhà, nhất là thực phẩm có đường
    • Kiến hôi bị hấp dẫn bởi độ ẩm
    • Cơ thể tiết ra mùi dừa khi bị đè nát
    • Một đàn dao động từ 100 tới 10.000 cá thể

Kiến lửa:

  • Hình dáng:
    • Tên khoa học là Solenopsis
    • Kiến thường gặp này có kích thước lớn hơn so với các loài kiến khác tại Việt Nam. Kiến chúa lớn khoảng 5/8 inch, kiến thợ lớn khoảng từ 1/8 đến 1/4 inch
    • Có màu nâu đồng trên đầu và thân, bụng màu sậm hơn
    • Râu của kiến lửa chia làm hai phần rõ nét, dễ thấy nhất khi nhìn từ phần trước của kiến sinh sản cái
  • Thói quen:
    • Tổ kiến có thể là một ụ đất cao đến 40 cm hay kế các vật trên mặt đất (khúc gỗ,…)
    • Nguồn thức ăn mà kiến thợ tìm kiếm là động vật chết như côn trùng, giun đất, và động vật có xương sống.
    • Kiến thợ còn thu gom dịch ngọt và tìm thức ăn ngọt, protein và chất béo
    • Kiến lửa khi bị chọc tức sẽ cắn, chích người. Chất độc tiết ra chỗ vết cắn gây ra mụn nhọt sau 48 giờ
    • Các con kiến này là loài dịch hại chính trong nông nghiệp và khu vực thành thị. Chúng phá hoại cây trồng và xâm nhập các khu dân cư


Kiến đen:

  • Hình dáng:
    • Tên khoa học của loại kiến này là Ochetellus
    • Dài từ 2,5 đến 3mm
    • Bóng và đen
  • Thói quen:
    • Loài kiến này tìm thức ăn trong nhà bếp, rác và phân chó, do đó nó có khả năng lây bệnh khuẩn salmonella
    • Biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất là tìm ra tổ và tiêu diệt chúng


Kiến Pharaoh:

  • Hình dáng:
    • Tên khoa học là Monomorium pharaonis
    • Mắt đen, 2 đốt nhỏ ở cuối
    • Kiến thợ dài 1,5 – 2mm, màu nâu vàng có bụng nâu
    • Kiến chúa dài 3,5 – 6 mm, màu đỏ sậm có cánh
    • Con đực dài 3mm, màu đen, có cánh
  • Thói quen:
    • Mỗi con kiến Monomorium pharaonis chúa có thể đẻ đến 3.500 trứng trong suốt cuộc đời
    • Số kiến trong đàn có thể dao động từ vài chục đến 300.000 cá thể
    • Tổ của chúng nằm sâu trong các hốc các tòa nhà nóng hay ẩm ướt.
    • Thức ăn của chúng là thực phẩm có hàm lượng protein cao trong nhà như thịt, mỡ, máu, xác côn trùng chết,…
    • Kiến Pharaoh di chuyển thành đàn. Đàn kiến mới thường được hình thành khi tổ bị quấy phá, chẳng hạn như do xử lý phun xịt thuốc diệt côn trùng


Kiến đường:

  • Hình dáng:
    • Tên khoa học là Tetramorium Caespitum
    • Dài 1/8 inch
    • Có 6 chân, có màu nâu đen hay hơi đen
    • 2 gai ở phần lưng và 2 đốt ở trên phần cuống giữa ngực và bụng, râu có 12 đốt, phần đầu to có 3 đốt
    • Kiến cánh thường bị nhầm lẫn với mối
  • Thói quen:
    • Chúng ăn gần như bất kỳ món gì mà người cà vật nuôi ăn
    • Kiến đường có thị lực rất tốt vì phải kiếm ăn vào ban đêm. Chúng đi luồn qua các đường ống và dây điện để vào nhà
    • Xây tổ trong bãi cỏ hay dưới các tảng đá, gỗ, tấm ván…
Những loài kiến thường gặp tại Việt Nam
Những loài kiến thường gặp tại Việt Nam

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy