Cây sung

Là biểu tượng đứng đầu trong bộ ba cây cảnh mang ý nghĩa tam đa Phúc - Lộc - Thọ, trong dịp Tết cổ truyền Tân Sửu này, cây sung lại trở thành một loại cây lộc được săn đón khá nhiều bởi những người yêu cây cảnh và doanh nhân. Với gốc cây được các nghệ nhân vun trồng theo hình dáng cây Bonsai, cây sung đón Tết không chỉ có dáng đẹp, khỏe khoắn mà còn phải có chùm quả nặng trĩu, um tùm. Theo truyền thuyết Phật giáo, trái sung còn gọi là hoa Ưu đàm. Ưu đàm, tiếng Phạn gọi là Udambara, cây này sinh ra hoa ưu đàm, 3000 năm mới nở một lần nên gọi là Linh hoa thụy (hoa điềm linh). Khi hoa Ưu đàm xuất hiện thì sẽ có bậc Kim Luân Vương xuất hiện hoặc điềm lành sẽ đến. Kinh Pháp hoa có nhắc lại lời Phật: “Thật khó mà gặp hoa ưu đàm.”


Người Việt Nam rất thích trồng cây sung và bày sung trong ngày Tết. Trong mâm ngũ quả ngày Tết bao giờ cũng có thêm một chùm quả sung. Theo quan niệm dân gian, sung là loại cây cảnh mang ý nghĩa văn hóa tâm linh, tượng trưng cho sự sung mãn, tròn đầy. Với màu xanh tươi tràn đầy sức sống trong thời điểm giao mùa, quả sung có hình tròn trở thành một biểu tượng cho sự viên mãn và đầy đủ. Trong không gian nhà cửa vào dịp Tết, nhà nào sở hữu một cây sung như thế thì sẽ nhận được nguồn năng lượng dương khí tích cực, đón chào một năm đầy tài lộc và trù phú. Bên cạnh đó, quả sung còn là đại diện được nhiều gia đình ưu ái để trưng vào mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên.

Đứng đầu trong bộ tam đa Phúc - Lộc - Thọ.
Đứng đầu trong bộ tam đa Phúc - Lộc - Thọ.
Một năm mới trù phú và sung túc khi có cây sung trang trí trong nhà.
Một năm mới trù phú và sung túc khi có cây sung trang trí trong nhà.

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy