Phân tích khổ thơ cuối bài thơ "Viếng lăng Bác" số 2

Sau bao nhiêu cảm xúc của một người con lần đầu ra thăm người cha của mình thì giờ đây đã đến lúc phải rời xa. Cảm xúc ấy của nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện qua khổ thơ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” với bao ước muốn thành kính.


Bài thơ được sáng tác năm 1976 sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước được thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành. Tác giả ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ chính là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Cuộc hành trình ấy đã đến lúc phải ra về với câu thơ đầy xúc động:


“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”


Là một câu thơ mà cũng là một lời giã biệt của người con khi phải xa cha lần nữa. Lời giã biệt ấy thật nghẹn ngào sâu lắng. Lời nói giản dị diễn tả tình cảm của nhà thơ dành cho Bác cũng như của tất cả mọi người khi phải rời lăng. Từ “trào” diễn tả cảm xúc mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn rời xa nơi Bác nghỉ. Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi người ấm áp quá, rộng lớn quá. Nhưng dù muốn hay không thì giây phút ngắn ngủi được gặp Bác cũng vô cùng thiêng liêng. Đã đến lúc dòng người vào lăng viếng Bác phải ra về.


Trong niềm xúc động nghẹn ngào đó là những ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là mong ước chung của những người đã hoặc chưa được một lần gặp Bác:


“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”


Những ước nguyện của nhà thơ thật đáng quý biết bao! Nhà thơ muốn làm con chim hót để mang âm thanh của thiên nhiên, đẹp đẽ, trong lành đến với nơi Bác nghỉ. Tác giả muốn làm một đóa hoa tỏa hương thơm thanh cao. Muốn làm một cây tre trung hiếu giữ mãi giấc ngủ bình yên cho Người. Hình ảnh cây tre quả thật là một hình ảnh đẹp và được khép lại rất khéo ở cuối bài thơ. Ở đầu bài thơ, nhà thơ cũng mở đầu bằng hình ảnh hàng tre, đó là hình ảnh khi tác giả nhìn thấy khi vào lăng. Đó cũng là hình ảnh biểu tượng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Nhưng kết thúc bài thơ là hình ảnh cây tre trung hiếu canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Bác. Cây tre như người lính trung thành, hàng ngày, ngày đêm vẫn đứng ở đó. Hình ảnh cây tre đã tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng. Điệp từ “Muốn làm” được nhắc lại ba lần biểu cảm trực tiếp và gián tiếp tâm trạng lưu luyến, ước muốn và sự tự nguyện chân thành của tác giả. Ước nguyện đó được bộc lộ ra từ tận sâu đáy lòng của nhà thơ Viễn Phương.


Khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác là tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở mãi ở bên lăng Bác không muốn rời xa nơi Bác yên nghỉ. Đồng thời là niềm nguyện ước của Viễn Phương muốn sống một cuộc đời đẹp đẽ để trở thành những bông hoa dâng lên Bác.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy