Phân tích "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" bài số 3

"Bảo vệ và phát triển trẻ em" là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở mỗi đất nước. Bởi ;" Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai " . Đây là câu nói mang đầy đủ ý nghĩ về trẻ em.Mọi đứa trẻ đều ngây thơ như một tờ giấy trắng, lại rất dễ bị tổn thương nên cần được nâng niu, yêu thương, cần được khuyến khích cho chúng can đảm hơn trong cuộc sống, được thoải mái vui chơi, học tập, không âu lo, buồn tủi.


Vào những năm gần đây, trẻ em đã bị mắc phải vào những tệ nạn xã hội chẳng hạn như nghiện ma tuý, cờ bạc, tham gia các hoạt động không lành mạnh, làm mất đi nét văn hoá của xã hội. Có nhiều trẻ em các vùng miền phải chịu đói, nghèo khổ và bị mồ côi, không nơi nương tựa. Theo như chúng ta đã biết có hơn 2,6 triệu trẻ em bị mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng lại không có người thân kề bên chăm sóc. Vậy nên chúng ta hãy cùng chung tay giúp đỡ các trẻ em đó, có gì giúp nấy, có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều và chúng ta nên đưa đến cô nhi viện cho những trẻ em bị mồ côi để họ có thể chăm sóc và nuôi dưỡng. Bên cạnh đó cần phải giúp đỡ cho những mảnh đời khó khăn hơn như đóng góp vào chiên dịch nụ cười hồng để các bạn nghèo khó có tập sách để đi học.


Hiện nay ở các nơi trên thế giới , sự phát triển của trẻ em không được đảm bảo hoàn toàn. Nhất là ở những nước nghèo, trẻ em không được đáp ứng đủ các nhu cầu về vật chất: đó nghèo, không có nhà ở; và thiếu thốn về cả tinh thần: không có cha mẹ, không được đến trường. Và có khi là bị tước đi những quyền lợi ích của chính mình. Chăm sóc, giáo dục hay quan trọng hơn là việc bảo vệ trẻ em chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng. Đây không phải là việc riêng của một cá nhân nào mà chính là trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, bảo vệ trẻ em hiện nay vẫn đang là sự việc không được mọi người thực sự xem trọng nên vẫn còn nhiều thách thức.


Số trẻ em bị tai nạn thương tích ngày càng giảm, tuy nhiên nổi lên những năm gần đây là số lượng trẻ em bị bạo hành, xâm hại ngày càng cao. Có tình trạng trẻ em gái bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc đi khỏi địa phương, đi nơi khác làm việc hoặc bị bán ra nước ngoài nhưng các cơ quan chức năng, kể cả gia đình chưa chủ động nắm bắt, vẫn còn lơ là trong việc bảo vệ trẻ nhỏ. Thậm chí vấn đề bất bình đẳng giữa trẻ em giàu- nghèo, người dân tộc thiểu số hay nông thôn- thành thị vẫn còn khá rõ rệt. Tuyên truyền các điều luật về bảo vệ trẻ em còn kém, nhất là ở nông thôn, miền núi và vùng sâu vùng xa.


Trẻ em cũng có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển trí tuệ và thể lực một cách toàn diện như được học tập đầy đủ, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao của trường lớp,... Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở. Vì vậy cần phải đấu tranh cho trẻ em có quyền được đi học và vui chơi giải trí để phát triển một cách toàn diện sau này là những nhân tài cho đất nước.


Để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, hướng các em đến một môi trường lành mạnh, cơ bản, để phát triển toàn diện, sẽ cần rất nhiều thời gian. Điều này không đơn thuần chỉ là trách nhiệm, mà chúng ta, mỗi gia đình, cả cộng đồng xã hội đều phải vào cuộc bằng cả cái nhìn tích cực và trái tim yêu thương dành cho trẻ. Hơn thế, còn phải biết lắng nghe trái tim trẻ em nói bằng sự tôn trọng của người lớn, chỉ như thế, chúng ta mới dễ dàng vượt qua được những thách thức.


Ngày nay, nước ta vẫn còn rất nhiều trẻ em không được đến trường để phát triển về tri thức. Mỗi trẻ em có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn rất nhiều so với người lớn. Việc trẻ em không được đi học sẽ khiến cho đất nước mất đi rất nhiều nhân tài và nguồn nhân lực lớn cho phát triển nước ta. Ngoài ra, có nhiều trẻ em đã không đc đi học còn bị bóc lột sức lao động bằng những công việc nặng nhọc. Bên cạnh đó nước ta cũng đã quản lí chặc chẽ hơn về quyền bảo vệ trẻ em. Trẻ em ngày càng được học tập trong môi trường cải thiện hơn trước và được bảo vệ hết sức nghiêm ngặc. Là một người học sinh, cảm nhận của chúng em về việc bảo vệ và phát triển trẻ em nước ta đang có những đổi mới tốt hơn giúp cho cuộc sống trẻ em phần nào lành mạnh hơn.


Vấn đề bảo vệ trẻ em đã được thế giới nói chung và Việt nói riêng ý thức đầy đủ và xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo tất cả các trẻ em được an toàn và phát triển một cách toàn diện

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy