Quặng sắt
Quặng sắt thường nằm sâu dưới lòng đất, chúng bao gồm các loại đất đá chứa khoáng chất như kim loại hoặc đá quý, được khai thác trực tiếp từ các hầm mỏ khoáng sản. Từ những gì thu được, người ta có thể tách sắt ra khỏi đá và khoáng vật bằng phương pháp đặc thù.
Có hai loại quặng sắt phổ biến nhất là quặng sắt Hematite, có công thức hoá học là Fe3O4 với hàm lượng sắt rất cao tới hơn 70%. Thứ 2 là quặng sắt quặng sắt Magnetite có công thức hoá học là Fe2O3 với hàm lượng sắt thấp hơn Hematite. Ngoài ra còn có các loại khác như Limonite, Goethite và Siderite. Quặng sắt đã được phát hiện ở nhiều nơi như: Hà Tĩnh, Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng. Đáng chú ý hơn cả là ở đồng bằng ven biển Thạch Khê (Hà Tĩnh) có trữ lượng lên tới 550 triệu tấn.
Có 4 loại chính: Skarn, nhiệt dịch, phong hóa, biến chất. Số lượng quặng sắt được khai thác và chế biến ở nước ta đạt từ 300.000 – 450.000 tấn hàng năm