Nên gộp hai cái tết lại cho đỡ lãng phí thời gian, người nông dân có thời gian chăm lo cho vụ Đông Xuân - vụ lúa tiềm năng nhất trong năm? Gộp hai tết lại cho đỡ đi tình trạng nhậu nhẹt, bài bạc... đang làm tốn kém thời gian, lãng phí tiền của xã hội (Gs Võ Tòng Xuân)

Bản thân chữ TẾT là biến âm (đọc chệch đi) của chữ TIẾT trong "LỊCH TIẾT KHÍ". Đó là một hệ thống gồm 24 tiết khí để tính toán thời vụ nông nghiệp (lịch làm nông) trong Âm-dương lịch Đông Á. Căn cứ để tính lịch này là 12 cung hoàng đạo (đường biểu kiến của mặt trời in lên nền trời nhìn từ mặt đất) và độ dài ngắn khác nhau của từng tháng tính theo chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng. "Tết Nguyên đán" đọc đúng là "Tiết Nguyên đán". "Nguyên" nghĩa là "cái gốc", "đán" nghĩa là "buổi sáng sớm", "nguyên đán" là "buổi sáng sớm đầu tiên" trong một năm.


Cho nên việc bỏ tết Ta ăn tết Tây để làm nông nghiệp cho thuận lợi vừa là việc làm phi khoa học (vì nó vốn là lịch nông nghiệp) vừa không đúng với cái tên của nó (tết tức là tiết, dù tính kiểu gì ngày 1-1 dương lịch không bao giờ trùng vào tiết nguyên đán trong âm - dương lịch).


Một điều quan trọng nữa là chưa có đề tài nghiên cứu nào chứng minh thuyết phục rằng: nông dân Việt Nam góp phần làm giảm năng suất vụ Đông Xuân do ăn tết quá lâu. Một điểm cần nói thêm là do múi giờ để tính lịch của Việt Nam (GMT+7) khác Trung Quốc (GMT+8), Triều Tiên, Nhật, Hàn (GMT+9),... nên cách tính Âm-dương lịch ("Âm lịch") của ta có phần khác với phần còn lại. Vào một số năm, ngày đầu năm (Tết Nguyên đán) của người Việt sẽ khác với các nước dùng chung Âm-dương lịch do năm nhuận, ngày nhuận vì lấy giờ gốc để tính khác nhau nên sẽ không trùng nhau.


Những vấn đề thuộc về tệ nạn, hủ tục trong dịp tết như cờ bạc, hay tình trạng quá chén trong các dịp liên hoan tất niên, đầu năm mới thuộc về trách nhiệm trong công tác quản lý của nhà nước, của sự tiến bộ trong nhận thức chung toàn xã hội. Không phải vì không quản lý được, một bộ phận nhỏ nhân dân chưa nhận thức đầy đủ tác hại của bia rượi, tệ bài bạc... mà thay đổi thói quen ăn Tết cổ truyền của cả một dân tộc - một dịp đoàn viên trong không khí hiếm có suốt một năm quần quật làm việc. Tết cổ truyền còn gần như là sợi dây lịch sử - văn hóa - tâm linh bền chặt nhất, liên kết những người con xa xứ với quê hương Việt Nam.

Có nên gộp tết Việt Nam vào tết Tây?
Có nên gộp tết Việt Nam vào tết Tây?

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy